Quỳnh Phụ: Phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung, liên kết chuỗi
Quỳnh Thọ là một trong những địa phương đi đầu trong tích tụ ruộng đất, sản xuất tập trung của huyện Quỳnh Phụ. Toàn xã hiện có khoảng 20 hộ tích tụ ruộng đất với tổng diện tích trên 110ha để sản xuất tập trung, trong đó có 7 hộ tích tụ được 3ha trở lên. Hầu hết các mô hình tích tụ ruộng đất đã và đang cho hiệu quả kinh tế cao.
Ông Nguyễn Đức Minh, thôn Đức Chính cho biết: Gia đình tôi đã tích tụ được gần 7ha ruộng để sản xuất lúa chất lượng cao. Nếu thời tiết thuận lợi, lúa được mùa, trung bình mỗi năm tôi thu về gần 500 triệu đồng. Để tránh việc “được mùa mất giá”, gia đình tôi chủ động hợp đồng liên kết với Công ty TNHH An Đình để bảo đảm đầu ra cho sản phẩm. Công ty cung cấp giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Khi thu hoạch, Công ty đến thu mua ngay tại ruộng. Giá thành được hai bên thống nhất ký hợp đồng từ trước nên nông dân không bị ép giá.
Giống như ông Minh, anh Dương Trọng Vĩnh, thôn Tiên Cầu, xã Quỳnh Trang đã tích tụ gần 35ha ruộng để cấy lúa chất lượng cao, đồng thời cũng ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty Giống Đông Triều. Anh Vĩnh chia sẻ: Sản xuất nông nghiệp tuy thu nhập không cao bằng các ngành nghề khác nhưng nếu sản xuất với quy mô lớn, đầu tư máy móc đồng bộ sẽ cho thu nhập ổn định và bền vững.
Theo đồng chí Nguyễn Văn Nhiễm, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Quỳnh Phụ: Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện đã chỉ đạo các địa phương tập trung thực hiện dồn đổi, tích tụ ruộng đất, liên kết đất đai trong sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa tập trung. Khuyến khích và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, ưu tiên các doanh nghiệp có tiềm lực, công nghệ cao; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị. Đến nay, toàn huyện có khoảng 1.127ha đất tích tụ của các hộ từ 10ha trở lên; ngoài ra còn có hàng trăm hộ tích tụ từ 1ha trở lên, từ đó hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, trong đó chủ yếu là sản xuất lúa tập trung. Có nhiều doanh nghiệp vào xây dựng các vùng chuyên canh liên kết với hộ nông dân để hình thành những chuỗi giá trị, liên kết lâu dài như: chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp lúa giống cho Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed với quy mô khoảng 1.500ha tập trung ở các xã: An Tràng, An Mỹ, An Thanh, Quỳnh Bảo; chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ lúa Nhật với quy mô từ 500 - 1.000ha tập trung ở các xã: Quỳnh Thọ, Quỳnh Hoa, Quỳnh Minh. Đối với các sản phẩm cây màu vụ đông như ngô ngọt, ngô nếp, bí đỏ có Công ty Cổ phần Chế biến nông sản Gia Bảo thu mua, tiêu thụ, có hợp đồng bao tiêu. Đối với cây ớt, toàn huyện duy trì sản xuất ổn định với tổng diện tích gần 1.000ha tập trung ở các xã: Quỳnh Hải, Quỳnh Hội, Quỳnh Minh, An Ấp..., trong đó 50% diện tích có đầu ra ổn định thông qua các hợp tác xã ký hợp đồng với công ty của Đài Loan. Có thể khẳng định, liên kết chuỗi trong sản xuất đã góp phần ổn định đầu ra cho sản phẩm, giúp nông dân tránh được tình trạng “được mùa mất giá”.
Mô hình trồng măng tây theo hướng hữu cơ của ông Nguyễn Thành Trung, xã Quỳnh Giao (Quỳnh Phụ) tạo việc làm cho 8 lao động địa phương với thu nhập ổn định.
Để góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, thời gian qua, huyện Quỳnh Phụ đã chỉ đạo tăng cường cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp; tập trung đầu tư hoàn thiện và nâng cấp hệ thống đường giao thông trục chính nội đồng, hệ thống kênh mương bảo đảm tiêu chí nông thôn mới nâng cao; tu bổ toàn bộ trạm bơm để chủ động tưới, tiêu; hỗ trợ thuốc diệt chuột cả 3 vụ/năm; hỗ trợ giống cây trồng vụ đông; hỗ trợ giống mới, phân bón mới để khảo nghiệm trước khi nhân ra diện rộng... Trong lĩnh vực chăn nuôi, huyện tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trang trại quy mô lớn theo hướng công nghiệp gắn liền với việc bảo đảm an toàn sinh học và bảo vệ môi trường. Thực hiện quy hoạch, thí điểm bố trí khu chăn nuôi tập trung, chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư đến vùng quy hoạch. Hiện nay, toàn huyện có 114 trang trại quy mô lớn. Các trang trại đều có hệ thống xử lý chất thải. Bước đầu hình thành tổ chức hội, tổ hợp tác trao đổi các thông tin về công tác quản lý, tổ chức sản xuất, thị trường, tiêu thụ sản phẩm... là cơ sở, nền tảng hình thành chuỗi liên kết chăn nuôi an toàn, bền vững.
Phát huy những thế mạnh sẵn có cùng việc tận dụng hiệu quả những cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, thời gian tới, Quỳnh Phụ quyết tâm tạo đột phá mạnh mẽ từ lĩnh vực nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI.
Ông Nguyễn Xuân Khoát, Giám đốc HTX DVNN xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ Thời gian qua, địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc tích tụ ruộng đất, tạo điều kiện để các cá nhân, tập thể thuê, mượn đất sản xuất tập trung. Đến nay, toàn xã có 25ha ruộng đất tích tụ của 4 hộ dân sản xuất lúa tập trung cho hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, địa phương chú trọng tuyên truyền, vận động người dân tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất rau màu theo hướng sản phẩm sạch, an toàn. Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện đồng thời 2 dự án: dự án sản xuất rau an toàn theo chuỗi và dự án JICA của Nhật Bản, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm rau sạch Quỳnh Hải. Ông Nguyễn Thành Trung, xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ Gia đình tôi có 2,5ha trồng măng tây theo hướng hữu cơ. Đây là hướng đi bền vững, lâu dài, vừa bảo vệ sức khỏe người dân vừa góp phần bảo vệ môi trường. Toàn bộ các khâu từ xử lý đất, hệ thống tưới nhỏ giọt, hệ thống cung cấp phân bón, tất cả đều được tự động hóa. Phân bón chủ yếu là phân bò, bã ngô được ủ cùng chế phẩm trước khi đem ra bón cây. Sau khi trừ chi phí, mỗi héc-ta trồng măng tây cho thu nhập khoảng 700 triệu đồng/năm. Hiện sản phẩm măng tây của tôi cung cấp chủ yếu cho các nhà hàng, siêu thị. Ngoài ra, tôi còn thành lập HTX nông nghiệp hữu cơ với 23 thành viên, tạo thành chuỗi liên kết, cung ứng các sản phẩm nông nghiệp sạch đến tay người tiêu dùng. |
Đào Quyên
Tin cùng chuyên mục
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
Xem tin theo ngày
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Gặp mặt cán bộ, hội viên Câu lạc bộ Lê Quý Đôn
- Khen thưởng 12 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác văn phòng cấp ủy
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng