Hồng Lý: Hòe xanh đất bãi
Gia đình ông Nguyễn Nam Lộc, thôn Phú Mỹ, xã Hồng Lý hiện có 6 sào hòe. Sau 7 - 8 năm trồng, đến nay hòe của gia đình ông ở thời kỳ cho hoa tốt, năng suất đạt 100 - 120kg hòe/sào/năm. Năm 2020, gia đình ông thu được 7 tạ hòe, bán giá trung bình 70.000 đồng/kg, thu về gần 50 triệu đồng. Năm nay, giá hòe tăng, hiện tại đạt mức 80.000 - 85.000 đồng/kg, nếu thời tiết thuận hòa, không mưa bão, ước tính gia đình ông sẽ có nguồn thu tương đương hoặc cao hơn vụ hòe năm ngoái. Ngoài ra, dưới gốc hòe, ông Lộc trồng thêm cà pháo, đậu đen, lạc, rau màu... thu thêm từ 3 - 4 triệu đồng/sào/năm. Ông Lộc cho biết: So với cấy lúa, trồng ngô, đậu đỗ, thì cây hòe cho hiệu quả kinh tế cao hơn, đặc biệt là chi phí đầu tư sản xuất hòe thấp hơn, chỉ từ 300.000 - 500.000 đồng/sào/năm, cây hòe không cần nhiều công chăm sóc, chỉ tập trung vào thời kỳ thu hoạch hòe nên nông dân đỡ vất vả hơn.
Không riêng gia đình ông Lộc, thôn Phú Mỹ có 240 hộ thì có đến 220 hộ trồng hòe. Thôn hiện có 44ha hòe, chiếm 67% diện tích đất nông nghiệp. Ông Vũ Thế Hoàng, Trưởng thôn Phú Mỹ cho biết: Bà con trong thôn trồng hòe phủ kín diện tích đất bãi, đất ruộng vàn cao, với giống hòe xanh, cho năng suất, chất lượng cao. Với giá bán trung bình 70.000 đồng/kg thì cây hòe cho thu nhập từ 8 - 10 triệu đồng/sào. Với những năm cao điểm, giá hòe đạt 180.000 - 200.000 đồng/kg, nông dân Hồng Lý ví hái hòe như hái vàng. Năm thấp nhất, giá hòe 30.000 - 40.000 đồng/kg, tính ra 1 sào hòe 3 - 4 triệu đồng/năm; tuy thấp nhưng so với cấy lúa thì giá hòe vẫn cho hiệu quả bằng cấy lúa, trồng màu. Vì vậy bà con trong thôn, trong xã vẫn kiên trì duy trì ổn định diện tích hòe. Năm nay, giá hòe tăng mạnh, nông dân phấn khởi chăm sóc tốt cây hòe từ đầu vụ, hiện hòe đang bắt đầu cho thu hoạch rộ. Những hộ có diện tích hòe lớn, từ 1 - 2,5 mẫu/hộ như gia đình ông Cường, ông Tình, ông Hoàng... dự kiến thu về từ 100 - 300 triệu đồng/vụ hòe. Đối với thôn Phú Mỹ, còn khoảng 3ha diện tích ruộng nằm trong quy hoạch cánh đồng lớn, tuy nhiên đây là ruộng vàn cao, khó sản xuất lúa và cho hiệu quả thấp, bà con rất mong được chuyển đổi sang trồng hòe để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Cây hòe được nông dân ở cả 2 HTXNN Tam Tỉnh và Hồng Xuân (xã Hồng Lý) đưa vào trồng từ năm 2013, 2014. Trong đó, HTXNN Tam Tỉnh có 120ha hòe, HTXNN Hồng Xuân có 50ha hòe. Bà Trần Thị Phượng, Giám đốc HTXNN Tam Tỉnh cho biết: Trên vùng đất bãi, trước kia nông dân trồng ngô, đậu đỗ cho hiệu quả kinh tế thấp. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bà con trồng nhiều loại cây ăn trái, cây dược liệu, trong đó phổ biến nhất là cây hòe vì hòe không đòi hỏi nhiều vốn, kỹ thuật và công chăm sóc như các loại cây khác. Hiệu quả kinh tế của cây hòe phụ thuộc vào giá hòe trên thị trường nhưng tối thiểu là bằng cấy lúa, đậu đỗ, ngô; trung bình cho hiệu quả kinh tế gấp 3 - 4 lần cấy lúa, trồng ngô. Ngoài ra, bà con có thêm nguồn thu bình quân từ 2 - 3 triệu đồng/sào từ các loại rau màu, đậu đỗ trồng xen trên đất hòe. Vì vậy, trải qua nhiều lần thăng trầm giá bán, kể cả những đợt giảm kịch sàn, người dân Hồng Lý vẫn kiên trì không phá bỏ cây hòe. Hiện nay, nông dân địa phương đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản hòe. Trước kia, bà con trồng hòe cây cao, khó thu hái bông. Những năm gần đây, sau mỗi vụ thu hoạch, nông dân đốn cành, tạo giống “hòe lùn” thuận lợi cho khâu thu hoạch. Hiện 100% hộ dân đã đầu tư máy tuốt hòe; xã có 3 hộ đầu tư máy sấy hòe, vừa sấy hòe của gia đình vừa triển khai dịch vụ sấy hòe phục vụ nông dân, sản phẩm hòe sau thu hoạch được bảo quản tốt, giảm rủi ro, thiệt hại so với trước kia.
Từ vụ hòe năm 2020 đến nay, hòe tăng giá, đạt từ 70.000 đồng/kg trở lên, nông dân xã Hồng Lý phấn khởi, thêm vững tin duy trì cây dược liệu này. Sau 8 năm mạnh dạn chuyển đổi, cuộc sống của nông dân xã Hồng Lý đổi thay rõ rệt nhờ cây hòe. Mặc dù vậy, trăn trở lớn nhất hiện nay của cấp ủy, chính quyền và nhân dân Hồng Lý là giá bán hòe chưa ổn định, do đó bà con nông dân cần thận trọng, tránh ồ ạt mở rộng diện tích trồng hòe.
Quỳnh Lưu
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Giá trị, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn An Cư
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Chuẩn bị tốt các điều kiện để khởi công dự án nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình
- Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh nhiệm kỳ 2024 - 2029
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, động viên các gian hàng chào mừng Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và các dự án luật
- Tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả
- Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
- Chỉ thị số 38-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Bình