Sức bật ở vùng đất trũng
Phát huy thế mạnh là xã duyên giang, những năm qua người dân Bình Thanh đã đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo ra luồng sinh khí mới trên vùng đất trũng. Tại vùng chuyển đổi của xã có 82 hộ tham gia nuôi trồng thủy sản trên diện tích 70ha với thu nhập bình quân mỗi năm đạt 160 triệu đồng/ha.
Ông Đoàn Văn Sỹ cho biết: Với 1,5 mẫu ao, mỗi năm xuất bán 2 lứa cá truyền thống với khoảng 4 tấn cá, trừ chi phí tôi cũng thu lãi được 70 triệu đồng.
Ông Bùi Văn Bổng với diện tích 2ha, ngoài nuôi cá truyền thống, từ năm 2020 ông đã đầu tư 1,7 tỷ đồng vào chuồng nuôi vịt theo hình thức CP, mỗi năm xuất bán 5 lứa vịt, mỗi lứa 5.000 con thu lãi 500 triệu đồng/năm. Không chỉ mạnh ở lĩnh vực chăn nuôi, trong sản xuất nông nghiệp, Bình Thanh còn thực hiện liên kết bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp từ hàng chục năm qua. Những năm đầu diện tích liên kết chỉ từ 15 - 20ha/vụ, song những năm trở lại đây diện tích tăng lên 70ha, riêng vụ lúa xuân năm 2021 tăng lên 112ha liên kết với 3 doanh nghiệp với 1.300 hộ tham gia.
Ông Đặng Văn Quang, Giám đốc HTX SXKD DVNN xã cho biết: Tính đến ngày 15/6, HTX đã tiêu thụ 120 tấn thóc cho bà con, lợi nhuận tăng thêm 15% so với bán thóc thường. Để đáp ứng nhu cầu thu mua thóc khô của doanh nghiệp và nhu cầu của người dân, năm 2019 HTX đã đầu tư trên 400 triệu đồng xây dựng hệ thống lò sấy, bình quân mỗi vụ sấy 250 tấn thóc cho người dân.
Bà Đào Thị Hiến, thôn Khả Phú cho biết: Với diện tích 1,3 mẫu lúa TBR225 tôi đã thu về 3,5 tấn thóc, thông qua HTX đã được doanh nghiệp thu mua 100%, trừ chi phí thu lãi 25 triệu đồng. Đó là lý do tôi tham gia cấy trong vùng lúa liên kết từ năm 2012 đến nay.
Bên cạnh đó, Bình Thanh luôn chú trọng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Không chỉ thu hút doanh nghiệp về làng mà một số người dân đã mạnh dạn du nhập nghề mới về địa phương. Đến nay, toàn xã có 6 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất lớn, trong đó riêng nghề may công nghiệp đã tạo việc làm thường xuyên cho 450 lao động ở địa phương với thu nhập bình quân từ 3 - 5 triệu đồng/người/tháng.
Điển hình như xưởng may của anh Hoàng Văn Sự, thôn Lập Ấp đã tạo việc làm cho hơn 30 lao động trong thôn, trong đó phần lớn là những lao động trung tuổi. Họ đều là những lao động vốn chỉ quen với công việc đồng áng, thì nay đã trở thành những công nhân may lành nghề với thu nhập ổn định. Không chỉ nghề may, Bình Thanh còn phát triển mạnh nghề đan thủ công mỹ nghệ, làm hương xuất khẩu.
Ông Hoàng Văn Tuấn, chủ cơ sở đan thủ công mỹ nghệ Tuấn Thành, thôn Khả Phú cho biết: Nhận thấy nghề đan bèo bồng là công việc phù hợp với mọi lứa tuổi, nhất là những người độ tuổi trung niên, người già nên năm 2020 tôi đã nhập nguyên liệu của công ty lớn đồng thời tự thu mua cây bèo bồng trong dân để phát triển nghề đan, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 1.000 lao động ở trong và ngoài xã. Với mô hình này mỗi tháng doanh thu của gia đình tôi đạt trên 1 tỷ đồng, thu nhập bình quân người lao động đạt 100.000 đồng/người/ngày.
Bà Tô Thị Hồi, thôn Khả Phú phấn khởi cho biết: Đã 72 tuổi song hàng ngày tôi vẫn có việc làm thường xuyên, mỗi khi rảnh rỗi là tôi đan bèo bồng, tính ra cũng được từ 60.000 - 80.000 đồng/ ngày.
Cùng với đó, lĩnh vực thương mại, dịch vụ cũng phát triển đa dạng. Tận dụng lợi thế có quốc lộ 37B chạy qua nên Bình Thanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương, phát triển chợ. Đến nay, toàn xã có trên 200 hộ kinh doanh buôn bán dịch vụ trên địa bàn xã. 5 năm 2015 - 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bình Thanh đạt 10,5%; đến nay tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,2%, số hộ giàu, khá chiếm khoảng 50%, thu nhập bình quân đầu người đạt 56 triệu đồng/năm.
Về định hướng phát triển kinh tế của xã trong thời gian tới, ông Lê Thanh Quang, Chủ tịch UBND xã cho biết: Địa phương sẽ quy hoạch 80ha diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao. Xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung khoảng 200ha để hướng tới mục tiêu xây dựng thương hiệu gạo Bình Thanh. Xã sẽ quy hoạch 70ha đất chuyển sang sản xuất, kinh doanh để phát triển lĩnh vực công nghiệp. Tiếp tục huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương cũng như các hạng mục trong tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao để phấn đấu về đích trong năm 2021.
Với sự phát triển trên, Bình Thanh phấn đấu tới năm 2025, tổng giá trị sản xuất đạt trên 278 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2020 - 2025 bình quân đạt 12,7%/năm.
Thu Thủy
Tin cùng chuyên mục
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
Xem tin theo ngày
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Gặp mặt cán bộ, hội viên Câu lạc bộ Lê Quý Đôn
- Khen thưởng 12 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác văn phòng cấp ủy
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng