Cảnh giác với lúa cỏ
Lúa cỏ (hay còn gọi là lúa ma, lúa trời, lúa hoang) là hiện tượng từng gặp ở nhiều nước như Malaysia, Indonesia, Philippines. Ở Việt Nam, lúa cỏ gây hại ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhất là Long An, Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh. Đối với Thái Bình, lúa cỏ đã xuất hiện trong vài vụ gần đây. Vụ mùa năm 2021, một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kiến Xương đã xuất hiện rải rác lúa cỏ.
Ông Hà Ngọc Thiện, Giám đốc HTX SXKD DVNN An Bồi, thị trấn Kiến Xương cho biết: Lúa cỏ có hình dạng cây tương đối giống cây lúa trồng nhưng khác biệt là mọc cao hơn; hạt có râu dài, chín đến đâu tự rụng đến đó; hạt lúa cỏ có sức sống cao, ngâm vài tháng dưới nước vẫn không bị thối và có thể trôi nổi theo dòng nước để phát tán. Lúa cỏ xuất hiện rải rác trên một vài ruộng lúa của địa phương từ vụ mùa năm 2020, tuy nhiên bà con không để ý, nghĩ là lúa lẫn và cấy để làm lúa thịt nên không khử lẫn. Khi thu hoạch thì các hạt lúa cỏ đã rụng hết, vì vậy đã tạo điều kiện để lúa cỏ tiếp tục duy trì, tích lũy số lượng hạt rụng trên đồng ruộng. Nhận thức được tác hại của lúa cỏ, trong quá trình chỉ đạo điều hành sản xuất, HTX thường xuyên hướng dẫn bà con nông dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật như không sử dụng lúa giống tự để, thường xuyên thăm đồng để nhổ bỏ các cây lúa cỏ, tập trung vào 2 giai đoạn đẻ nhánh và trước trỗ. Tuy nhiên, lúa cỏ vẫn không ngừng phát triển, sang vụ xuân năm 2021, tỷ lệ lúa cỏ trên đồng ruộng nhiều hơn, đến vụ mùa năm nay đã có trên 2ha gieo thẳng thuộc chân ruộng vàn cao bị nhiễm lúa cỏ, trong đó trên 1ha có tỷ lệ lúa cỏ trên 30%, phải bừa gieo cấy lại. Để ngăn chặn lúa cỏ lây lan, phát tán, HTX tiếp tục tuyên truyền, khuyến cáo nông dân kiểm tra đồng ruộng, nhổ bỏ và tiêu hủy theo quy định, diện tích nào nhiễm lúa cỏ trên 30% phải bừa, cấy lại.
Theo các nhà khoa học thì lúa cỏ là loài thực vật có thể làm thất thu năng suất lúa từ 15 - 20%; nếu bị lẫn tạp lúa cỏ với tỷ lệ từ 35% trở lên, năng suất có thể giảm 50 - 60%, thậm chí không cho thu hoạch. Sự xâm nhiễm của lúa cỏ nghiêm trọng hơn trên các ruộng lúa gieo thẳng, nông dân sử dụng lúa giống tự để từ vụ trước. Hạt lúa cỏ có sức sống rất mãnh liệt, khi rụng xuống bị vùi trong đất, bị ngâm nước nhưng vẫn duy trì được sức nảy mầm trong vài năm. Hạt lúa cỏ có râu dài nên chim, chuột khó ăn, dễ dàng nổi trên mặt nước rồi lan truyền đi nơi khác qua mương tưới, tiêu... Tất cả các đặc điểm trên khiến lúa cỏ tiềm ẩn nguy cơ phát triển và lan rộng.
Kỹ sư Trần Thị Doanh, Trung tâm Khuyến nông Thái Bình cho biết: Lúa cỏ gây hại không kém bất cứ loại dịch hại nào. Nếu không xử lý triệt để sẽ lan rộng và gây thiệt hại lớn ở các vụ kế tiếp. Do vậy, ngay từ lúc này, chính quyền các địa phương cũng như bà con nông dân cần đặc biệt lưu tâm, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện và xử lý sớm. Lúa cỏ có kiểu hình giống với lúa thường nên rất khó phân biệt trên các ruộng gieo thẳng. Vì thế, nông dân cần kiểm tra kỹ, đặc biệt trên những ruộng vụ trước bị nhiễm. Khi phát hiện có lúa cỏ cần tranh thủ còn thời vụ tiến hành bừa đi cấy lại ngay bảo đảm trong khung thời vụ còn cho phép. Trên các ruộng lúa cấy bằng tay, bằng máy, lúa cỏ là những cây mọc ngoài hàng, cây cao hoặc thấp hơn. Trong quá trình chăm sóc từ khi cấy đến làm đòng cần thường xuyên theo dõi, phát hiện sớm và loại bỏ ngay. Khi lúa trỗ bông cần cắt bỏ sớm những bông lúa có màu sắc và dạng hình khác thường trên ruộng trước khi chín, tránh bị rụng hạt làm ảnh hưởng các vụ sau. Những diện tích lúa bị nhiễm lúa cỏ trên 60% cần khoanh vùng (đắp bờ ngăn, chăng lưới mắt nhỏ trên ruộng), thu hoạch riêng, tận thu, cắt sát gốc; sau khi thu hoạch, phơi khô rơm, rạ và vun gọn tiến hành đốt để tiêu diệt tàn dư. Vệ sinh máy gặt sau khi thu hoạch lúa ở vùng bị nhiễm lúa cỏ để hạn chế lúa cỏ lây nhiễm sang các ruộng, các vùng khác nhau...
Trên các ruộng lúa cấy, lúa cỏ là những cây mọc ngoài hàng, cây cao hoặc thấp hơn.
lưu Ngần
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh