Vũ Thư: Chủ động các phương án phòng, chống úng
Tháng 8 và tháng 9 được dự báo là 2 tháng có lượng mưa cao nhất trong năm, huyện đã chủ động làm tốt công tác phòng, chống úng với mục tiêu bảo vệ an toàn trên 7.600ha lúa, gần 1.900ha cây màu, trên 1.500ha thủy sản của nông dân.
Vùng úng Phù Sa có diện tích 367ha thuộc xã Tự Tân, Tân Lập, trong đó có 146ha thường bị úng nặng, thuộc các cánh đồng Phù Sa, Phú Lễ, Kiều Mộc, xã Tự Tân. Ông Phạm Quang Tạo, Chủ tịch UBND xã Tự Tân cho biết: Để tạo thuận lợi cho việc tiêu thoát nước, chống úng, bảo vệ an toàn lúa và màu cho nông dân, xã thường xuyên tổ chức nạo vét các kênh tưới, tiêu. Xã thực hiện triệt để tiêu tự chảy từ vùng úng thông qua 3 hướng: kênh Ngũ Tổng, kênh T2, kênh Việt Thắng, từ đó tiêu nước qua kênh chính Kiên Giang, qua cống Lân ra biển. Đối với tiêu động lực khi cần thiết, vùng úng có trạm bơm Phù Sa công suất 7.500m3/giờ; ngoài ra, chúng tôi chỉ đạo HTXNN và các thôn đóng đập Đại An, đập 16 để khoanh vùng, sử dụng trạm bơm Kiều Mộc và các trạm bơm điện di động, máy bơm dầu, hỗ trợ tiêu úng cục bộ cho các khu vực thấp trũng nhất của vùng. Những năm gần đây, xã không xảy ra thiệt hại lớn về lúa, cây màu do mưa úng.
Hiệp Hòa là một trong những “rốn nước” của huyện, diện tích úng trũng gần 200ha. Ông Đỗ Trọng Vũ, Giám đốc HTXNN xã cho biết: HTX đã chủ động triển khai phương án phòng, chống úng tới các thôn; tuyên truyền, vận động nông dân nạo vét, giải tỏa hàng chục nghìn mét vuông cỏ rác, bèo bồng ở toàn bộ tuyến kênh cấp 3 và các kênh mương dẫn nước vào ruộng. Ngoài ra, phát động nông dân luôn chủ động phương tiện, vật tư sẵn sàng phục vụ cho việc khoanh vùng, bơm tiêu để cứu lúa khi ngập úng.
Huyện Vũ Thư hiện có 54 trạm bơm các loại, 56 công trình cống đập, trong đó có 17 cống đập qua đê, 39 cống đập nội đồng. Ngoài hệ thống sông Hồng và sông Trà Lý, huyện có 13km kênh trục chính (kênh Kiên Giang), 27 tuyến kênh cấp 1, cấp 2 với tổng chiều dài trên 120km và 340 kênh cấp III, tổng chiều dài trên 300km. Đặc thù địa hình của huyện nằm ở đầu nguồn tưới nhưng xa cửa tiêu. Khi mưa úng diễn ra không trùng với kỳ triều cường, việc tiêu nước trong hệ thống gặp nhiều khó khăn. Thông thường, sau khi cống Lân mở cửa tiêu úng từ 2 - 3 ngày thì mực nước hệ thống trên địa bàn huyện mới giảm rõ rệt. Ngoài ra, địa hình có các vùng cao thấp nằm xen kẽ nhau, gây khó khăn cho công tác tiêu úng. Hiện nay, tình trạng xả rác thải xuống lòng sông, lòng kênh diễn ra tràn lan gây cản trở lớn cho quá trình tiêu thoát nước khi có mưa úng xảy ra.
Ông Nguyễn Minh Sản, Giám đốc Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi huyện cho biết: Mặc dù xa cửa tiêu nhưng huyện xác định tiêu tự chảy là biện pháp hàng đầu trong phòng, chống úng, vì vậy huyện và các địa phương thường xuyên tổ chức lực lượng khơi thông, giải tỏa bảo đảm thông thoáng dòng chảy. Trong công tác điều hành nước, huyện thực hiện phương châm phòng úng từ xa, giữ cạn lòng sông, tưới nông mặt ruộng, thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, kịp thời vận hành linh hoạt công trình thủy lợi, chủ động tiêu nước đệm tránh xảy ra ngập úng khi có mưa lớn xảy ra. Hàng năm, huyện dành kinh phí bình quân trên 4 tỷ đồng để đầu tư tu bổ, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi, trang thiết bị, phương tiện máy móc sẵn sàng thực hiện tiêu úng bằng động lực khi cần thiết. Đến nay, 4 trạm bơm tiêu úng qua đê với tổng công suất 75.000m3/giờ, 2 trạm bơm tiêu úng nội đồng với tổng công suất 15.000m3/giờ đã được cải tạo, nâng cấp, luôn sẵn sàng vận hành tiêu úng khi có lệnh. Ngoài ra, tại các địa phương có 41 trạm bơm tiêu úng (tổng công suất lắp đặt là 147.700m3/giờ), 700 máy bơm dầu sẵn sàng tiêu úng cục bộ khi có mưa lớn xảy ra.
Mục tiêu của Vũ Thư là trong mọi điều kiện thời tiết bất lợi vẫn phòng, chống úng hiệu quả để bảo vệ an toàn diện tích lúa, cây màu, thủy sản, trong đó có 1.994ha ở các vùng úng trọng điểm, góp phần giảm thiểu thiệt hại do mưa úng gây ra.
Trạm bơm tiêu úng Nguyên Tiến Đoài, xã Nguyên Xá thường xuyên được tu bổ, nâng cấp phục vụ công tác tiêu úng bảo vệ sản xuất. Ảnh tư liệu
Quỳnh Lưu
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh