Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi
Gia đình ông Vũ Viết Sơn, xã Quỳnh Hoàng (Quỳnh Phụ) có nhiều năm chăn nuôi gia cầm quy mô lớn. Đầu tháng 9 âm lịch, gia đình ông sẽ tuyển chọn con giống để phát triển khoảng 4.500 - 5.000 con gà, tiêu thụ vào dịp tết Nguyên đán. Theo kinh nghiệm của ông, dịp cuối năm, vì thời tiết khắc nghiệt, số lượng trang trại, gia trại phát triển đàn vật nuôi nhiều. Đồng thời, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ thịt động vật tăng cao, nhất là thịt lợn, thịt gà. Do đó, nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh rất cao. Để bảo đảm đàn vật nuôi phát triển tốt, trong quá trình chăn nuôi cần chủ động che chắn chuồng trại cẩn thận, tránh mưa tạt, gió lùa; có chuồng úm, quây úm, đèn sưởi để cung cấp nhiệt phù hợp khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp. Cùng với đó, gia đình ông thường xuyên vệ sinh chuồng trại, thu gom chất thải, thay chất độn chuồng.
Ông Sơn cho biết thêm: Ngoài vệ sinh chuồng trại, giữ ấm cho gia cầm, tôi luôn cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm chất lượng, bổ sung thêm vitamin, B-complex, men tiêu hóa để tăng khả năng hấp thụ thức ăn nhằm nâng cao sức đề kháng cho gia cầm; thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo quy định. Với các biện pháp phòng bệnh hiệu quả, đàn gia cầm của gia đình phát triển ổn định, không xảy ra dịch bệnh.
Ông Vũ Viết Sơn, xã Quỳnh Hoàng (Quỳnh Phụ) định kỳ phun vệ sinh tiêu độc khử trùng cho chuồng trại.
Hiện tổng đàn gia súc, gia cầm toàn tỉnh tăng cao so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc xuất bán sản phẩm chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, giá bán liên tục hạ, nhất là lợn thịt, giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tiếp làm cho người chăn nuôi không có lãi, thậm chí thua lỗ dẫn đến tình trạng cắt giảm chi phí cho công tác thú y. Bên cạnh đó, một số bệnh mới, chủng mới đã xuất hiện trên đàn vật nuôi..., nguy cơ dịch bệnh phát sinh trên đàn gia súc, gia cầm những tháng cuối năm là rất cao.
Ông Phạm Văn Lý, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: Trong tháng 8, Chi cục lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các chợ có buôn bán thịt lợn và các sản phẩm chế biến từ lợn, trang trại chăn nuôi; kết quả có 1/45 mẫu dương tính với vi rút bệnh dịch tả lợn châu Phi (mẫu thịt tại chợ Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng). Tổng đàn tăng, việc vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm tăng cao cùng với hiện tượng thời tiết cực đoan làm giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi nên nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh cao.
Để phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã phối hợp với các địa phương chủ động triển khai có hiệu quả tiêm phòng cho đàn vật nuôi. Trong đó, đợt tiêm phòng vắc-xin vụ thu đông, đến nay 8/8 huyện, thành phố đã ban hành kế hoạch. Chi cục đã cung ứng các loại vắc-xin bảo đảm đủ số lượng, chất lượng theo tiến độ tiêm phòng của các huyện, thành phố phục vụ công tác tiêm phòng tại cơ sở. Đến hết ngày 12/9, đã có 7/8 huyện, thành phố tiếp nhận vắc-xin gồm: 14.400 liều dịch tả lợn, 7.800 liều tụ dấu, 5.730 liều phó thương hàn, 7.000 liều lở mồm long móng, 1.560 liều tụ huyết trùng trâu, bò và 3.750 liều dại. Công tác kiểm dịch vận chuyển bảo đảm đúng quy trình và tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông sản phẩm chăn nuôi. Chi cục đã kiểm tra và cấp 744 giấy chứng nhận kiểm dịch động vật cho 23.438 con lợn; 4.706.249 con gia cầm và 706 con trâu, bò; 5 giấy kiểm dịch sản phẩm động vật cho 21.220kg sản phẩm. Trạm kiểm dịch động vật cầu Nghìn đã kiểm soát 14 phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật (1.556 con lợn sữa, 1.348 con lợn thịt, 1.200 con gia cầm giống, 1.000 con gà thịt, 320 con vịt thịt), góp phần ngăn chặn và kiểm soát tình hình dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cũng khuyến cáo các địa phương tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi tại các vùng trọng điểm, vùng nguy cơ cao để tiêu diệt các loại mầm bệnh; chủ động nguồn hóa chất, vôi bột và động viên người chăn nuôi tự mua hóa chất, vôi bột để thực hiện tiêu độc, khử trùng chuồng trại và môi trường xung quanh thường xuyên; tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
Ngân Huyền
Tin cùng chuyên mục
- Làng hoa cây cảnh Quỳnh Hồng tất bật vào tết 30.12.2024 | 16:03 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
Xem tin theo ngày
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng
- Gắn thực hiện nhiệm vụ của ngành kiểm sát với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Đảng ủy Quân khu 3: Ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
- Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024