Liên kết sản xuất giúp hội viên tiêu thụ sản phẩm
Gia đình bà Trần Thị Ngoan, thôn Nam Đồng Nam có gần 2 sào gồm ruộng và đất vườn, trong đó diện tích ruộng cấy lúa thuộc khu vực đồng đất chua trũng, canh tác kém hiệu quả. Từ khi tham gia lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật do Hội Nông dân xã phối hợp cùng Công ty Chế biến dược liệu Hải Phòng chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cây xạ can (cây rẻ quạt), bà Ngoan đã đưa vào trồng và cho thu nhập cao. Bà chia sẻ: Trước kia đất vườn nhà tôi bỏ hoang, ruộng lúa cho năng suất thấp. Từ khi tham gia trồng cây dược liệu cho Công ty, bình quân mỗi vụ chúng tôi thu về hơn 1,5 tạ/sào gồm củ và rễ cây xạ can, sau khi phơi khô sẽ được Công ty đến thu mua với giá 90.000 đồng/kg, nhờ đó thu nhập từ một sào ruộng tăng lên đáng kể.
Cũng như gia đình bà Ngoan, bà Trần Thị Tươi, thôn Nam Đồng Nam cũng tham gia trồng cây xạ can. Bà Tươi cho biết: Cây xạ can thích hợp trồng với đất chịu mặn, chua nhiều nên khi chúng tôi đưa vào trồng đã cho năng suất rất tốt. Năm 2020, với 1 sào ruộng và đất vườn đã xuất bán được hơn 1,5 tạ củ và rễ cây đem lại thu nhập hơn 10 triệu đồng, cao hơn nhiều so với trồng các loại cây khác. Gia đình tôi đã chủ động nắm vững phương pháp, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây xạ can, từ đó bảo đảm nguồn hàng chất lượng cho doanh nghiệp.
Tại thôn Tân Hưng 1, bà Trần Thị Gái lại trồng giống cà tím xuất khẩu cho Công ty Chế biến nông sản Đức Lộc tại tỉnh Hải Dương. Bà Gái chia sẻ: Tôi có 2 sào ruộng, trước kia chỉ trồng ớt với lạc nên thu nhập không cao. Từ khi doanh nghiệp đưa giống cà tím về trồng và cho hiệu quả tốt, đồng thời thu mua giúp bà con nên rất nhiều hội viên nông dân chúng tôi đã tham gia. Nếu như chăm sóc tốt, cây cà tím có thể cho thu hoạch từ 800 - 1.000kg/sào, trừ chi phí đầu tư gia đình tôi thu về hơn 10 triệu đồng/sào, tăng lên rất nhiều so với cấy lúa.
Ông Vũ Văn Biền, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Thắng cho biết: Hiện nay, Hội Nông dân xã đã liên kết với một số doanh nghiệp tổ chức trồng và bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân. Mô hình liên kết “4 nhà” của Hội Nông dân xã đã thu hút rất nhiều hội viên tham gia với tổng diện tích hơn 20ha đất vườn và đất ruộng chuyển đổi để trồng cây xạ can; 32 hộ dân trồng cây cà tím với tổng diện tích 5,6 mẫu.
Thành công nhất từ mô hình liên kết sản xuất của Hội Nông dân xã Nam Thắng chính là việc đã tuyên truyền, vận động được hội viên mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị đem lại từ một sào ruộng chuyển đổi. Hội đã chủ động nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của hội viên, tận dụng nguồn quỹ đất xen kẹt, đất vườn trong khu dân cư để trồng các loại cây mang lại giá trị cao. Ngoài ra, Hội còn chủ động phối hợp với Hội Nông dân huyện Tiền Hải ký kết hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho hội viên, đồng thời chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp đỡ hội viên vay vốn, giống, phân bón trả chậm nhờ đó hội viên yên tâm sản xuất.
Ông Vũ Văn Biền cho biết thêm: Yếu tố quyết định mối liên kết “4 nhà” được bền vững chính là việc nông dân tuân thủ đúng mọi quy tắc của doanh nghiệp trong sản xuất, từ đó tạo dựng được niềm tin 3 bên gồm tổ chức hội, hội viên và doanh nghiệp. Hội Nông dân xã với vai trò cầu nối sẽ tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên tham gia sản xuất, xây dựng chuỗi liên kết góp phần nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho cán bộ, hội viên nông dân trong xã.
Ông Hoàng Quốc Việt, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tiền Hải đánh giá: Mô hình liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho hội viên của Hội Nông dân xã Nam Thắng là một trong những mô hình tiêu biểu của Hội Nông dân huyện Tiền Hải. Hội Nông dân xã Nam Thắng đã làm tốt nhiệm vụ thu hút, tập hợp hội viên tham gia sản xuất, hình thành chuỗi liên kết “4 nhà” trong sản xuất nông nghiệp, góp phần vừa nâng cao thu nhập vừa củng cố niềm tin của hội viên với tổ chức hội, giúp các phong trào, hoạt động của địa phương ngày càng sôi nổi. Thời gian tới, Hội Nông dân huyện sẽ chủ động nhân rộng cách làm của Hội Nông dân xã Nam Thắng tới các cơ sở hội trong huyện, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ hội viên vay vốn, tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ đó nâng cao nhận thức, kinh nghiệm cho hội viên, giúp hội viên vươn lên làm giàu chính đáng.
Hội Nông dân xã Nam Thắng vận động hội viên tận dụng quỹ đất xen kẹp trong khu dân cư để trồng cây cà tím đem lại thu nhập cao cho hội viên.
Tiến Đạt
Tin cùng chuyên mục
- Làng hoa cây cảnh Quỳnh Hồng tất bật vào tết 30.12.2024 | 16:03 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
Xem tin theo ngày
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng
- Gắn thực hiện nhiệm vụ của ngành kiểm sát với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Đảng ủy Quân khu 3: Ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
- Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024
- Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan nội chính “chắc - sắc - đắc”
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- Gắn nhiệm vụ công tác công an với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội