Thứ 4, 31/07/2024, 23:22[GMT+7]

Gỡ nút thắt lãi suất, ngành thủy sản thêm hy vọng

Thứ 2, 21/01/2013 | 10:31:14
720 lượt xem
Ngày 28-12-2012, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư số 37/2012/TT-NHNN đồng ý kéo dài thời hạn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản được vay ngoại tệ, lãi suất thấp đến hết năm 2013. Thế nhưng, “liều thuốc” này liệu có giúp ngành thủy sản bức phá trong năm 2013?

Nút thắt lãi suất đã gỡ

 

Nhiều doanh nghiệp và giới chuyên môn trong ngành thủy sản bày tỏ, một trong những nguyên nhân làm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp yếu, ngành thủy sản 2012 của Việt Nam gặp khó, đó là do lãi vay tiền đồng từ ngân hàng quá cao.

 

“Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở những nước xung quanh như Thái Lan, Indonesia…họ được vay ngoại tệ với lãi suất rất thấp, 3-5%/năm, trong khi đó, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải vay tiền đồng lãi suất rất cao, 11 - 13%/năm, cho nên khả năng cạnh tranh thấp”, ông Trần Thiện Hải, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Minh Hải, kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết.

 

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Vasep, cho biết những doanh nghiệp thủy sản còn hoạt động được đến thời điểm này do họ tiếp cận được nguồn vốn vay ngoại tệ với lãi suất thấp (vay theo thông tư số 03/2012-TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước).

 

“Nếu không có giải pháp hỗ trợ kịp thời đó (vay ngoại tệ trong năm 2012), thì với tình hình kinh tế và mua bán như năm 2012 vừa rồi chắc các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn và thậm chí có thể ngừng sản xuất hàng loạt do cạnh tranh không lại các nước trên thế giới”, ông Hòe cho biết.

 

Thông tin từ Vasep, cho biết Ngân hàng Nhà nước vừa có quyết định gia hạn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản được vay ngoại tệ đến hết năm 2013. Gia hạn này cũng đã được Chính phủ đưa vào Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013. Đây được xem là cơ hội giúp doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tiếp tục được vay vốn với lãi suất thấp, tăng khả năng cạnh tranh của họ với doanh nghiệp các nước.

 

Thách thức vẫn ở phía trước

 

Vấn đề lo lắng nhất của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Namon> đã được giải quyết, đó là lãi suất vay ngân hàng. Vậy điều này có giúp doanh nghiệp thủy nói riêng và ngành thủy sản Việt Namon> nói chúng bức phá trong năm 2013 hay không khi còn quá nhiều khó khăn ở phía trước?

 

Lãi suất vay sẽ giảm mạnh nhưng có không ít doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp đang “nợ” ngân hàng trong những lần vay trước đó tỏ ra lo lắng vì không đáp ứng được điều kiện vay của họ. Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại khu công nghiệp Mỹ Tho, Tiền Giang (xin không nêu tên), cho biết: “Việc gia hạn vay ngoại tệ đến hết năm 2013 là điều kiện tốt để chúng tôi tiếp cận được vốn rẻ, tuy nhiên, đâu phải doanh nghiệp nào cũng có thể vay được đâu? Đây vẫn sẽ là cái khó nhất cho xuất khẩu thủy sản trong năm tới”.

 

Theo ông Hòe, về mặt nguyên tắc, rõ ràng vay ngoại tệ cũng là một hoạt động bình thường của tín dụng bởi vì doanh nghiệp vay ngoại tệ sẽ đổi ngoại tệ đó để lấy tiền đồng phục vụ hoạt động kinh doanh của mình. “Tuy nhiên, vẫn phải đáp ứng được điều kiện của ngân hàng như có tài sản thế chấp, kinh doanh có hiệu quả… họ mới cho vay, chứ không phải vay ngoại tệ thì điều kiện dễ dàng hơn như khi vay tiền đồng, không phải vậy”, ông Hòe cho biết.

 

Như vậy, xét về điều kiện được vay ngoại tệ, chỉ có doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện của ngân hàng (có tài sản thế chấp) thì họ mới “bung” ngoại tệ ra. Dĩ nhiên, sẽ có khối doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vẫn tiếp tục “sống dở chết dở” do không đủ điều kiện.

 

Bên cạnh đó, rào cản Ethoxyquin mà Nhật Bản và Hàn Quốc đang áp dụng đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam hay vụ kiện chống trợ giá tôm Việt Nam của Liên minh các nhà chế biến tôm của Mỹ thật sự là những thách thức lớn đối với ngành thủy sản Việt Nam năm 2013. Song song đó, hàng loạt vấn đề trong nước như dịch bệnh trên tôm, thiếu vốn sản xuất dẫn đến tình trạng “treo ao” nuôi cá tra… cũng được nhiều nhà chuyên nhận định là một bài toán khó cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

 

Tại hội nghị: “Tổng kết công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm năm 2012 và triển khai kế hoạch năm 2013” được tổ chức tại Bến Tre giữa tháng 12-2012, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, cho biết dịch bệnh trên tôm, rào cản Ethoxyquin, giá cả bấp bênh… đã ảnh hưởng đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu ngành tôm nói riêng và thủy sản Việt Nam nói chung ở năm 2012, dự kiến tình hình này sẽ còn diễn biến phức tạp trong năm 2013.

Theo thesaigontimes.vn

 

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày