Tiền Hải: Chủ động phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi
Xã Nam Trung có đàn lợn trên 1.000 con trâu, bò 202 con, đàn gia cầm 65.000 con... Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, thời gian qua Nam Trung đẩy mạnh phun khử trùng, tiêu độc khu vực chuồng trại và môi trường xung quanh. Khuyến cáo bà con nông dân tiêm phòng vắc-xin cho gia súc, gia cầm nhằm hạn chế thiệt hại trong chăn nuôi.
Anh Trương Văn Tuấn, thôn Hải Định cho biết: Gia đình tôi nuôi 20 con lợn. Để bảo đảm cho đàn lợn phát triển tốt, gia đình luôn coi trọng công tác phòng bệnh bằng nhiều biện pháp như tiêm vắc-xin, vệ sinh sạch sẽ khu vực chăn nuôi...
Đặc biệt, thời điểm giao mùa việc tiêm phòng được tăng cường bởi đây là lúc các bệnh lở mồm long móng, bệnh dịch tả lợn châu Phi dễ bùng phát. Không chỉ có các hộ dân xã Nam Trung thực hiện tốt việc tiêm phòng cho gia súc, gia cầm mà nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Tiền Hải cũng không chủ quan, lơ là trong việc tiêm vắc-xin, coi đây là một trong những biện pháp cần thiết không để dịch bệnh xâm nhập vào đàn vật nuôi.
Ông Đào Văn Vượng, xã Nam Chính cho biết: Khi địa phương tuyên truyền về thời điểm tiêm phòng vắc-xin cho đàn gia súc, gia cầm vụ thu đông, tôi đã đăng ký với Ban Chăn nuôi và Thú y xã bố trí thời gian để tiêm phòng cho đàn lợn. Ngoài ra, tôi thường xuyên rắc vôi bột vệ sinh chuồng trại, phun thuốc khử trùng để đàn vật nuôi khỏe mạnh, tránh được dịch bệnh. Nhờ thực hiện tốt khâu phòng, chống dịch nên trong năm qua dịch bệnh không làm ảnh hưởng đến đàn vật nuôi của gia đình.
Bà Lê Thị Phương Lan, Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tiền Hải cho biết: Tiền Hải có đàn trâu, bò, dê 4.520 con; đàn lợn trên 40.000 con; đàn gia cầm 1,5 triệu con... Hiện nay, thời tiết giai đoạn giao mùa là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát sinh, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tiền Hải thực hiện đồng bộ các biện pháp tiêm phòng, ngăn chặn, khống chế dịch hại động vật, không để gây thiệt hại về kinh tế cho các hộ chăn nuôi. Trạm Chăn nuôi và Thú y đã tham mưu UBND huyện chỉ đạo các địa phương tập trung rà soát, thống kê lại tổng đàn gia súc, gia cầm ở các hộ, trang trại, gia trại trong diện tiêm phòng. Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở cách phòng, chống dịch bệnh trên động vật để người dân biết chủ động hợp tác và thực hiện. Chỉ đạo các đoàn thể tuyên truyền đến hội viên thực hiện nghiêm việc tiêm phòng cho đàn vật nuôi của gia đình mình. Nâng cao ý thức tiêm phòng và phòng, chống dịch bệnh động vật tránh được những hiểm họa có khả năng lây sang người như cúm gia cầm, bệnh dại... Cử cán bộ chuyên môn kiểm tra, giám sát quá trình tiêm phòng, bảo đảm các đợt tiêm phòng đại trà diễn ra nhanh gọn, tập trung, đạt tỷ lệ tiêm phòng cao và đúng quy định. Lên kế hoạch sau khi tiêm phòng, lấy mẫu huyết thanh gia súc đã tiêm phòng vắc-xin để đánh giá hiệu quả công tác tiêm phòng tại các địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển gia súc, gia cầm vào địa bàn. Đặc biệt khi người chăn nuôi tái đàn, phải tiến hành tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ, kịp thời.
Đến nay, Tiền Hải đã triển khai đồng bộ công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi, trong đó, bệnh dịch tả lợn tiêm 14.500 liều; tụ dấu 5.520 liều; phó thương hàn 7.760 liều; lở mồm long móng 6.300 liều; tụ huyết trùng trâu, bò 910 liều; bệnh dại 410 liều; viêm da nổi cục 825 liều. Ngoài ra, hiện nay bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện trở lại tại một số địa phương trong tỉnh, chưa xâm nhập vào địa bàn Tiền Hải, tuy nhiên công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa phương vẫn được tăng cường ở mức cao.
Đặc biệt là ở địa bàn giáp ranh, lực lượng thú y và các ngành liên quan triển khai các hoạt động kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y khâu giết mổ, vận chuyển, khuyến cáo chủ cơ sở phải tiêu độc hàng ngày. Quản lý chặt chẽ công tác tái đàn khi chủ cơ sở chăn nuôi bảo đảm điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học. Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi thực hiện nghiêm các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, các biện pháp vệ sinh phòng bệnh theo hướng dẫn của ngành chuyên môn. Khuyến cáo các chủ cơ sở chăn nuôi nâng cấp, sửa chữa hệ thống chuồng trại, hạ tầng chăn nuôi và có biện pháp xử lý chất thải hữu hiệu; tăng cường giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh, báo cáo ngay khi có trường hợp lợn chết, mắc bệnh, nghi mắc bệnh.
Hộ dân xã Nam Trung, Tiền Hải thực hiện tốt việc tiêm phòng cho đàn gia súc.
Mạnh Thắng
Tin cùng chuyên mục
- Làng hoa cây cảnh Quỳnh Hồng tất bật vào tết 30.12.2024 | 16:03 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
Xem tin theo ngày
- Gắn thực hiện nhiệm vụ của ngành kiểm sát với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Đảng ủy Quân khu 3: Ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
- Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024
- Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan nội chính “chắc - sắc - đắc”
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- Gắn nhiệm vụ công tác công an với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
- Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025