Một số lưu ý chăm sóc, phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm
Vệ sinh hàng ngày trong, ngoài chuồng nuôi, quét dọn, thu gom xử lý rác và chất thải. Rửa sạch chuồng trại, dụng cụ bảo hộ lao động bằng nước với xà phòng hoặc chất tẩy rửa.
Định kỳ 1 lần/tuần tổng vệ sinh toàn bộ khu vực chăn nuôi bằng các hóa chất khử trùng như: Vôi bột, Bencocid, Iodine, BKA...
Sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi, các thiết bị chăn nuôi trước và sau khi sử dụng.
Cách ly khu vực chuồng nuôi với nơi ở của người và động vật khác bằng hàng rào, vách ngăn xung quanh, bạt che chắn, cửa ra vào có khóa, bố trí hố hoặc khay sát trùng trước cửa ra vào chuồng nuôi.
2. Về chăm sóc nuôi dưỡng
Biện pháp tốt nhất là thực hiện chăn nuôi cùng vào, cùng ra.
Kiểm soát con giống: Con giống phải sạch bệnh, giống mới mua về phải nuôi cách ly ít nhất 2 tuần ở chuồng, khu cách ly.
Đối với gia súc, gia cầm non luôn bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, đủ nhiệt độ trong chuồng nuôi, nên dùng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để bảo đảm đủ dinh dưỡng.
Cung cấp đầy đủ thức ăn, bảo đảm chất lượng và phù hợp với từng lứa tuổi của vật nuôi. Đặc biệt chú ý khi thay đổi thức ăn cho đàn vật nuôi phải thay đổi từ từ mà vẫn phải bảo đảm về dinh dưỡng cho từng loại vật nuôi. Đối với đại gia súc nên chủ động nguồn thức ăn vào mùa khô hanh bằng cách ủ chua thức ăn thô xanh và dự trữ rơm khô.
Bảo đảm đủ nước uống cho vật nuôi, khi thời tiết thay đổi phải bổ sung thêm điện giải, Bcomplex, vitamin, men tiêu hóa để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi. Khi thời tiết chuyển lạnh cần cho vật nuôi uống nước ấm, tăng nhiệt độ chuồng nuôi, bổ sung chất độn chuồng; đối với gia súc, gia cầm chăn thả nên thả ra vườn, bãi chăn thả muộn và cho vào chuồng sớm.
Ảnh minh họa
3. Về phòng, chống bệnh cho vật nuôi
Thực hiện nghiêm ngặt lịch dùng vắc-xin theo quy định của thú y cho từng loại vật nuôi.
Thực hiện nghiêm “Tháng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm” theo kế hoạch của tỉnh.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe đàn vật nuôi, phát hiện những con có biểu hiện bất thường nuôi cách ly theo dõi và điều trị, chủ động khai báo và chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch. Khi có dịch bệnh xảy ra, phải chấp hành tiêu hủy theo hướng dẫn của cơ quan thú y; tuyệt đối không được bán chạy gia súc, gia cầm ốm, chết.
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG THAI BÌNH
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Lễ phát động “300 ngày chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Gặp mặt truyền thống kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam
- UBND tỉnh: Tiếp tục nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Khoa học - động lực cho phát triển
- Năm 2024, tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh ước tăng 7,32%
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam
- UBND tỉnh họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện và công tác GPMB các dự án nhà ở thương mại và khu dân cư NTM kiểu mẫu
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật