Hội Nông dân huyện Tiền Hải: Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế
Nông dân xã Nam Thắng trước kia chủ yếu nuôi trồng thủy sản theo phương thức quảng canh. Từ năm 2015 trở lại đây, trên địa bàn xuất hiện các mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà lưới giúp đời sống của nhiều nông dân nơi đây từng bước được cải thiện.
Ông Vũ Văn Biền, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: Từ vài mô hình nuôi tôm công nghệ cao ban đầu, Hội Nông dân xã hiện đã nhân rộng được hơn 10 mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà lưới. Khó khăn nhất đối với những hộ đầu tư mô hình này là cần nguồn vốn lớn nhưng các hộ khó tiếp cận với tổ chức tín dụng để vay vốn. Vì vậy, Hội Nông dân xã đã đứng ra tín chấp với các ngân hàng giúp hội viên vay vốn, thành lập mô hình liên kết sản xuất giữa các hộ chăn nuôi với mục đích để hội viên hỗ trợ nhau về con giống, kỹ thuật chăn nuôi. Ngoài ra, Hội Nông dân xã chủ động phối hợp với Hội Nông dân huyện, liên kết với một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh bao tiêu sản phẩm, giúp hội viên, nông dân yên tâm sản xuất.
Không chỉ ở Nam Thắng, nhiều nông dân ở Tiền Hải đã đổi mới tư duy, đầu tư tiền tỷ vào mô hình phát triển kinh tế của mình mang lại hiệu quả cao, tạo việc làm cho nhiều lao động. Toàn huyện hiện có 9 tổ hợp tác, 1 HTX do hội nông dân quản lý và hoạt động hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm cho hội viên như mô hình nuôi vịt biển, gà ri lai tại xã Đông Xuyên, nuôi cá sủ sao tại xã Nam Thịnh...
Ông Hoàng Quốc Việt, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tiền Hải cho biết: Hội Nông dân huyện thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở. Huyện hội chỉ đạo hội nông các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên tích cực sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh gắn với việc thực hiện các chương trình kinh tế trọng điểm của huyện; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát hội cơ sở thực hiện các nhiệm vụ. Từ đầu năm đến nay, Hội Nông dân huyện tổ chức 76 buổi kiểm tra việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm, tổ chức 13 buổi trợ giúp pháp lý cho 630 lượt người tham dự; phối hợp tổ chức đối thoại 4 cuộc giữa cấp ủy, chính quyền với nông dân, qua đó nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tham mưu giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của nông dân. Các cấp hội đã chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức 42 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân với trên 2.790 hội viên tham dự, trong đó tập huấn dạy nghề là 7 lớp cho 291 hội viên. Giúp hội viên về vốn, Hội Nông dân huyện đã tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hơn 166 tỷ đồng, cho 5.401 hộ vay, với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hơn 400 tỷ đồng, cho 6.100 hộ vay; nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân đạt hơn 3,5 tỷ đồng cho 124 hội viên vay phát triển kinh tế.
Có vốn, có kiến thức, nhiều hội viên, nông dân đã đầu tư thêm vốn, sức lao động, tận dụng tiềm năng, lợi thế về đất đai phát triển sản xuất, kinh doanh làm giàu cho gia đình, tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần không nhỏ vào công tác giảm nghèo ở địa phương, đẩy mạnh phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.
Ông Hoàng Quốc Việt, Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết thêm: Thực tế, nông dân là đối tượng chịu nhiều rủi ro vì khó khăn trong tìm đầu ra cho nông sản; luôn thiệt thòi vì phải loay hoay với điệp khúc “được mùa mất giá, mất mùa được giá”. Để góp phần hỗ trợ hội viên giải quyết vấn đề này, trong thời gian tới, Hội Nông dân huyện tập trung củng cố, xây dựng tổ chức hội trong sạch, vững mạnh; nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, trọng tâm là phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; tăng cường các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, dạy nghề cho nông dân phát triển sản xuất. Hội Nông dân huyện tiếp tục làm tốt hoạt động liên kết sản xuất với 4 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hỗ trợ nông dân về vốn, giống, phân bón và bao tiêu sản phẩm; đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xây dựng thương hiệu nông sản, gắn sản xuất với thị trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ hội nhập.
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao của hội viên nông dân xã Nam Thắng, huyện Tiền Hải đem lại thu nhập cao.
Tiến Đạt
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Lễ phát động “300 ngày chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Gặp mặt truyền thống kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam
- UBND tỉnh: Tiếp tục nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Khoa học - động lực cho phát triển
- Năm 2024, tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh ước tăng 7,32%
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam
- UBND tỉnh họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện và công tác GPMB các dự án nhà ở thương mại và khu dân cư NTM kiểu mẫu
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật