Chuẩn bị cho sản xuất vụ xuân
Xác định tầm quan trọng của việc cày lật đất, vệ sinh đồng ruộng trong sản xuất nông nghiệp, vài năm trở lại đây huyện Quỳnh Phụ phát động phong trào ra quân vệ sinh đồng ruộng, diệt chuột, cày lật đất và làm thủy lợi nội đồng. Để phục vụ tốt sản xuất vụ xuân 2022, huyện đã xây dựng kế hoạch nạo vét gần 295.000m3 sa bồi sông trục, kênh mương; giải phóng trên 1 triệu mét vuông vật cản, bèo bồng trên hệ thống sông trục; sửa chữa 112 trạm bơm, 39 cống dưới đê, 340 cống đập nội đồng và kiên cố hóa gần 5km kênh mương.
Ông Nguyễn Hồng Long, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Bám sát chỉ đạo của tỉnh, huyện đã sớm ban hành và triển khai đề án vụ xuân, vụ hè tới các xã, trong đó xác định khâu làm đất, vệ sinh đồng ruộng, diệt chuột, làm thủy lợi đông xuân rất quan trọng. Năm nay, huyện phát động chiến dịch ra quân cày lật đất, vệ sinh đồng ruộng từ ngày 1 - 10/12 nhằm tạo phong trào, huy động máy móc và lực lượng tham gia, tạo không khí và tinh thần sôi nổi trong sản xuất nông nghiệp.
Theo kế hoạch xả nước của liên hồ thủy điện, các đợt điều tiết nước phục vụ gieo cấy vụ đông xuân 2021 - 2022, mực nước ở cả 3 đợt đều thấp hơn so với một số năm trước đây ảnh hưởng đến hiệu quả lấy nước của một số công trình; lịch lấy nước đợt 3 cách xa 2 đợt so với mọi năm, do đó công tác điều hành nước sẽ gặp khó khăn, nhất là vùng cao, xa nguồn.
Căn cứ lịch xả nước liên hồ thủy điện do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng đề án công tác thủy lợi phục vụ sản xuất vụ xuân, vụ hè năm 2022. Theo đó, diện tích tưới, tiêu vụ xuân trên 90.500ha; thời gian đổ ải tập trung từ ngày 15 - 22/1/2022, các huyện ven biển chủ động lấy nước từ ngày 1/1/2022 để thau chua, rửa mặn hệ thống. Dự kiến, diện tích bơm điện khoảng 86.677ha, tưới tự chảy khoảng 3.823ha. Hiện Chi cục Thủy lợi đang đôn đốc hai công ty thủy lợi Bắc, Nam Thái Bình và các địa phương tập trung hoàn thành làm thủy lợi đông xuân 2021 - 2022 trước ngày 31/12/2021.
Xã Vũ An (Kiến Xương) làm thủy lợi phục vụ sản xuất vụ xuân 2022.
Cùng với việc chú trọng làm thủy lợi đông xuân, vệ sinh đồng ruộng, ngành Nông nghiệp khuyến cáo các địa phương quan tâm tới lúa cỏ - loài thực vật mới xuất hiện nhưng có khả năng lây lan nhanh, ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng lúa.
Vụ mùa năm 2021, ông Hoàng Văn Tuyên, thôn Thái Công Nam, xã Vũ Công (Kiến Xương) gieo cấy 8 mẫu, trong đó trên 50% diện tích lúa bị nhiễm lúa cỏ, ảnh hưởng đến năng suất, thu nhập.
Ông Tuyên cho biết: Lúa cỏ có sức sống mãnh liệt, cạnh tranh về dinh dưỡng, ánh sáng, từ đó làm giảm năng suất lúa. Lúa cỏ là loài thực vật mới xuất hiện ở địa phương nên từ vụ đầu chúng tôi chưa để tâm nhiều. Đến vụ mùa năm 2021, gia đình tôi phải bừa cấy lại 2,5 mẫu do mật độ lúa cỏ trên ruộng quá cao, làm gia tăng chi phí sản xuất. Sau khi thu hoạch lúa mùa gần một tháng, thời tiết mưa nhiều, đất ẩm, qua kiểm tra đồng ruộng tôi thấy lúa cỏ mọc lên rất nhiều. Để hạn chế lúa cỏ ở vụ xuân năm 2022, thực hiện hướng dẫn của cán bộ chuyên môn, tôi cày lật đất sớm, trước khi gieo cấy sẽ làm đất kỹ, san phẳng mặt ruộng đồng thời chuyển đổi phương pháp canh tác, không gieo thẳng mà cấy bằng tay để dễ dàng phân biệt, tiêu hủy lúa cỏ từ sớm.
Theo ông Nguyễn Đức Thịnh, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Kiến Xương, vụ mùa năm 2021 toàn huyện có 15 xã ghi nhận sự xuất hiện của lúa cỏ với diện tích 32ha, ảnh hưởng nhiều tới năng suất lúa thường. Để hạn chế lúa cỏ phát sinh, lây lan các vụ tiếp theo, Trạm phối hợp với các địa phương tăng cường tập huấn cho cán bộ, người dân cách nhận biết lúa cỏ, các biện pháp kỹ thuật xử lý khi ruộng bị nhiễm lúa cỏ; khuyến cáo nông dân sử dụng giống lúa đạt tiêu chuẩn về chất lượng do các đơn vị có chức năng sản xuất, cung cấp. Chúng tôi đang thực hiện mô hình thí điểm với diện tích 1ha để tìm biện pháp hiệu quả, tối ưu nhất xử lý lúa cỏ.
Xác định rõ nông nghiệp là bệ đỡ của nền kinh tế nên công tác tham mưu, xây dựng đề án sản xuất được ngành chuyên môn chú trọng; căn cứ nhận định tình hình thời tiết, khí hậu để xây dựng, đề xuất chủ trương, giải pháp chỉ đạo, điều hành. Thời vụ chung toàn tỉnh gieo mạ từ ngày 25/1 đến ngày 8/2/2022 theo phương thức gieo mạ non trên nền đất cứng có khung vòm phủ nilon trắng để chống rét, bảo vệ mạ; cấy khi cây đạt 2,5 - 3 lá, kết thúc cấy trước ngày 25/2/2022.
Ngân Huyền
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Lễ phát động “300 ngày chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Gặp mặt truyền thống kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam
- UBND tỉnh: Tiếp tục nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Khoa học - động lực cho phát triển
- Năm 2024, tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh ước tăng 7,32%
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam
- UBND tỉnh họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện và công tác GPMB các dự án nhà ở thương mại và khu dân cư NTM kiểu mẫu
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật