Kiến Xương: Tiêu hủy lúa cỏ, bảo vệ lúa xuân
Cánh đồng thôn Cao Bạt Đông là nơi xuất hiện lúa cỏ nhiều nhất xã Nam Cao. Trưởng thôn Đoàn Văn Lưu cho biết: Toàn thôn có hơn 80 mẫu lúa, trong đó diện tích lúa cấy chiếm 70%, còn lại là gieo sạ. Năm ngoái lúa cỏ xuất hiện ở một số diện tích gieo sạ nên năm nay chúng tôi đã có kinh nghiệm phát hiện sớm hơn. Qua kiểm tra thực tế cho thấy đến nay lúa cỏ đã xuất hiện ở nhiều ruộng, thôn cùng với HTX đã tích cực thăm đồng, phát hiện lúa cỏ ngay từ đầu, hướng dẫn người dân nhổ bỏ sớm để xử lý tận gốc, tránh trường hợp để lúa trỗ bông, lúa chín rụng trở thành mầm mống cho vụ sau. Đối với những ruộng có nhiều lúa cỏ, thôn tuyên truyền bà con nhổ bỏ và cày, cấy lại cho kịp thời vụ.
Ông Nguyễn Thiên Hiếu, Giám đốc HTX SXKD DVNN xã Nam Cao cho biết: Ngay từ đầu vụ, HTX chỉ đạo thực hiện quyết liệt việc diệt chuột và ốc bươu vàng, đặc biệt đối với những diện tích bị nhiễm lúa cỏ, khuyến cáo bà con không gieo sạ, chuyển sang cấy để phát hiện và xử lý dễ hơn. Lúa cỏ khá giống với lúa thường nhưng lại có sự sinh trưởng và phát triển rất mạnh. Sự xuất hiện lúa cỏ là do tồn dư từ vụ trước để lại trên đồng ruộng và thường xuất hiện ở những hộ xã viên tự để giống hoặc mua giống ở bên ngoài không bảo đảm chất lượng.
Ở xã Vũ Công, người dân cho rằng sự xuất hiện của lúa cỏ là do gieo sạ, tuy nhiên trong tổng diện tích 312ha hầu như không có bất cứ ai chịu thay đổi phương thức gieo cấy.
Bà Nguyễn Thị Tỵ, thôn Thái Công Nam cho biết: Đã gần 60 tuổi nhưng vụ nào tôi cũng canh tác 2 mẫu ruộng. Do không có nhân lực, ở nhà chỉ còn mình tôi làm nông nghiệp, các con đều đi làm công ty, giá thuê cấy lại cao nên buộc lòng tôi phải gieo sạ. Biết rằng các cấp khuyến cáo không được gieo sạ vì có nhiều hậu quả khó lường để lại song tôi vẫn làm vì không còn cách nào khác. Như năm ngoái, lúa cỏ trỗ sớm gặp mưa rào rụng xuống ảnh hưởng đến năng suất lúa, có những nhà giảm tới 50% vì lúa cỏ. Năm nay hậu quả rõ nhất tôi thấy lúc này là lúa chính lại lên chậm hơn lúa cỏ khiến tôi phải mất công cấy dặm lại và nhổ bỏ lúa cỏ.
Cũng tại cánh đồng thôn Thái Công Nam, bà Bùi Thị Dục chia sẻ: Lúa cỏ xuất hiện từ 4 vụ nay, cứ khi chúng tôi gieo sạ xong khoảng 1 tháng trở ra là bắt đầu xuất hiện nhiều lúa cỏ. Năm nay nhà tôi gieo sạ 7 mẫu thì xuất hiện lúa cỏ ở 4 mẫu. Biết được tác hại của lúa cỏ nên tôi đã vận động người dân chuyển sang phương thức cấy lúa nhưng không ai thực hiện. Vì thế lúa cỏ ngày một nhiều khiến năng suất lúa ngày càng giảm. Nếu như trước đây mỗi sào thu được hơn 2 tạ thóc thì 4 vụ vừa qua mỗi sào chỉ thu được 1 tạ, thậm chí có mảnh chỉ được 50kg. Vì vậy tôi mong chính quyền vào cuộc quyết liệt hơn nữa tuyên truyền, vận động để thay đổi phương thức gieo cấy của người dân và đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng nhằm loại bỏ hình thức gieo sạ, diệt trừ tận gốc tình trạng lúa cỏ.
Ông Nguyễn Đức Thịnh, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Kiến Xương cho biết: Lúa cỏ xuất hiện rải rác ở Kiến Xương từ năm 2019, tuy nhiên từ năm 2021 đến nay bắt đầu xuất hiện với tỷ lệ cao. Lúa cỏ chủ yếu xuất hiện trên lúa gieo sạ bởi hạt lúa cỏ có sức sống mãnh liệt, khi rụng xuống bị vùi trong đất nhưng vẫn duy trì nảy mầm bình thường ở các vụ sau, vì vậy việc gieo sạ đã tạo điều kiện để lúa cỏ duy trì phát triển, tích lũy theo cấp số nhân. Xác định lúa cỏ gây hại không kém bất cứ loại dịch hại nào nên Trạm đã khuyến cáo nông dân tích cực kiểm tra đồng ruộng, nhổ bỏ lúa cỏ bằng tay và tiêu hủy đúng cách. Đối với những diện tích có tỷ lệ lúa cỏ cao, Trạm khuyến cáo nông dân tiến hành cày bừa lại để cấy lại nếu trong khung thời vụ cho phép hoặc trồng các loại cây trồng khác phù hợp.
Khả năng tồn tại và lây lan của lúa cỏ rất lớn, quá trình xử lý sẽ mất nhiều thời gian, công sức. Vì thế, cấp ủy, chính quyền các cấp ở Kiến Xương và mọi người dân cần nhận thức được tác hại của lúa cỏ và nâng cao trách nhiệm, ý thức trong việc diệt trừ lúa cỏ một cách thường xuyên, liên tục trong nhiều vụ để khống chế tận gốc.
Lãnh đạo Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Kiến Xương cùng lãnh đạo HTX SXKD DVNN xã Nam Cao kiểm tra lúa cỏ trên đồng ruộng.
Thu Thủy
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh