Áp dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm
Là một trong những người tham gia mô hình, anh Tạ Văn Diễn, xã Thái Đô (Thái Thụy) chia sẻ: Trước đây, gia đình tôi nuôi tôm theo hướng quảng canh, năng suất rất thấp. Với diện tích 2ha, mỗi năm sau khi trừ chi phí chỉ thu được vài chục triệu, thậm chí có những năm gặp dịch bệnh còn bị mất trắng. Do vậy, khi được cán bộ khuyến nông đến tư vấn, tôi đã quyết định tham gia mô hình và đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn áp dụng công nghệ Biofloc.
Theo đó, diện tích nuôi tôm được anh Diễn quy hoạch làm 2 phần, 1 phần để nuôi tôm công nghệ cao, còn 1 phần vẫn thả tôm theo hướng quảng cảnh 1 vụ/năm. Để thực hiện nuôi tôm 2 giai đoạn, dưới sự giúp đỡ của cán bộ Trung tâm Khuyến nông anh bố trí hệ thống nuôi gồm: 1 ao chứa nước diện tích 2.900m2, 1 ao lắng thô diện tích 700m2, 1 ao lắng tinh diện tích 500m2, 1 ao ương diện tích 300m2, 4 bể nuôi mỗi bể 200m2.
Giai đoạn 1, anh ương tôm giống bể nổi 300m2 với mật độ khoảng 1.200 con/m2, sau 30 ngày chuyển sang bể nuôi giai đoạn 2. Kết quả tại giai đoạn 1, anh nhận thấy tỷ lệ sống của tôm khá cao đạt trên 90%. Giai đoạn 2, tôm được chuyển sang nuôi trong 4 bể nuôi với mật độ 120 con/m2, tỷ lệ sống đạt trên 82%. Sau 3 tháng, khi tôm đạt cỡ 40 - 60 con/kg thì thu hoạch, bình quân mỗi bể cho thu hoạch 1,2 tấn. Kết quả, mô hình của anh cho lợi nhuận bình quân 100 triệu đồng/bể/vụ.
Anh Diễn cho biết: So với cách nuôi trước đây, phương thức nuôi tôm ứng dụng công nghệ Biofloc do Trung tâm Khuyến nông Thái Bình chuyển giao giúp tăng mật độ nuôi lên gấp nhiều lần so với phương pháp thả trực tiếp. Bên cạnh đó, việc nuôi ở bể ương giúp giảm chi phí nhân công cho ăn, dễ chăm sóc, quản lý theo dõi tôm, đồng thời tốc độ sinh trưởng của tôm nhanh hơn rất nhiều, chỉ sau khoảng 4 tháng đã có thể cho thu hoạch như vậy nhanh hơn so với trước đây từ 1 - 1,5 tháng tùy điều kiện thời tiết. Bên cạnh đó, nuôi tôm 2 giai đoạn áp dụng công nghệ Biofloc hạn chế dịch bệnh, thời tiết bất thuận, giữ nhiệt độ ổn định giúp tôm sinh trưởng, phát triển nhanh hơn so với nuôi ngoài trời, giúp giảm chi phí thức ăn. Công nghệ Biofloc còn tạo vi khuẩn có lợi cho môi trường nuôi giúp tôm tránh được các bệnh rất hay mắc phải trong giai đoạn 25 - 40 ngày tuổi như: bệnh gan tụy, hội chứng tôm chết sớm… Tôm khi thu hoạch sạch và đẹp có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng khó tính và khắt khe của thị trường.
Biofloc là một công nghệ gây nên quá trình nitrat hóa trong ao và là một tổ hợp liên kết lại với nhau thành một khối bao gồm: phân tôm, thức ăn dư thừa, tảo đơn bào, tảo đa bào và các chất hữu cơ nổi lơ lửng trong ao... Các hạt floc sẽ kết hợp với chất nhờn vi khuẩn tiết ra chuyển hóa tổ hợp này thành nguồn thức ăn dinh dưỡng rất tốt cho tôm, cá đồng thời làm sạch môi trường trong ao không cần thay nước.
Ông Lê Văn Hoan, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thái Thụy đánh giá: Công nghệ Biofloc là công nghệ mới được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt trong nuôi tôm thẻ chân trắng. Khi bổ sung nguồn cacbon theo một tỷ lệ phù hợp cùng với lượng nitơ sẵn có trong môi trường ao nuôi sẽ giúp cho vi sinh vật dị dưỡng phát triển, chuyển hóa các hợp chất chứa nitơ thành protein trong sinh khối làm thức ăn tự nhiên cho cá, tôm. Ưu điểm nổi bật của quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn bằng công nghệ Biofloc là tôm đạt an toàn vệ sinh thực phẩm do hầu như không sử dụng kháng sinh, hóa chất nên môi trường nuôi an toàn, ổn định; giảm được rủi ro, tăng năng suất, tăng chất lượng. Hiện trên địa bàn huyện có khoảng 4, 5 cơ sở nuôi tôm áp dụng công nghệ này với diện tích từ 10 - 12ha. Tuy nhiên, đây là công nghệ mới, đòi hỏi đầu tư cao về hạ tầng vùng nuôi, tính ổn định về nhiệt độ môi trường nuôi nên khó nhân rộng đại trà.
Thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông Thái Bình tiếp tục thực hiện các chương trình khuyến nông phù hợp với nhu cầu thực tế của sản xuất, thúc đẩy liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp, nhà quản lý, đơn vị chuyển giao kỹ thuật và nông dân trong sản xuất, tiêu thụ nhằm hỗ trợ người dân chuyển đổi nuôi tôm theo hướng công nghệ cao, phát triển bền vững nghề nuôi tôm.
Ngân Huyền
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, động viên các gian hàng chào mừng Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và các dự án luật
- Tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả
- Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
- Chỉ thị số 38-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Ngô Đông Hải, Bí thư Tỉnh ủy dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Thái Hòa 1, xã Đông Hoàng
- Đồng chí Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Hiến Nạp, xã Minh Khai
- Lễ dâng y Kathina do Quốc vương Thái Lan cúng dường tại Thái Bình
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, chỉ đạo sản xuất vụ đông tại Kiến Xương, Vũ Thư
- Quốc hội thảo luận về dự án luật và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa