Vũ Thư: Chủ động phòng, chống úng bảo vệ sản xuất
Vụ xuân năm nay, gia đình anh Nguyễn Đình Sáng, thôn Nội, xã Minh Khai tích tụ ruộng đất, gieo cấy gần 17ha lúa tại cánh đồng thôn Nội và thôn Hội. Đây là xứ đồng thấp trũng nhất xã.
Anh Sáng chia sẻ: Hiện đang là mùa mưa bão, diễn biến thời tiết bất thường, trong khi đó, dự kiến cuối tháng 6 lúa xuân mới cho thu hoạch. Tôi rất lo lắng, vì vậy để chủ động phòng, chống úng khi có mưa lớn, gia đình tôi vừa đầu tư mua 5 máy bơm dầu, công suất bơm tát 800m3/giờ, sẵn sàng phục vụ tiêu úng. Trước đó tôi đã đầu tư trên 30 triệu đồng nạo vét kênh mương và đắp bờ, khoanh vùng toàn bộ cánh đồng nên việc tiêu úng thuận lợi, bảo đảm an toàn cây lúa khi lượng mưa 100 - 150mm. Đây là giai đoạn quyết định năng suất, sản lượng lúa cả vụ, nếu chủ quan trong khâu phòng, chống úng, gia đình tôi có thể sẽ bị thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Ông Lê Việt Dũng, Chủ tịch UBND xã Minh Khai cho biết: Xã Minh Khai có gần 350ha lúa và cây màu, trong đó 90ha lúa nằm trong vùng úng trọng điểm Nguyệt Lãng. Đây là vùng thấp trũng nhất huyện, cao trình mặt ruộng trung bình +0,7m, khi có mưa từ 50mm trở lên đã xảy ra ngập úng. Trong hoàn lưu cơn bão số 7, năm 2021 gây mưa lớn làm ngập úng, hư hỏng hẳn 30ha lúa mùa của địa phương. Rút kinh nghiệm, năm nay xã chủ động bổ khuyết kịp thời một số giải pháp phòng, chống úng, bảo vệ sản xuất. Từ đầu vụ, xã huy động máy móc, tổ chức nạo vét các sông dẫn, kênh, mương máng chính để nước từ vùng úng có thể tiêu thoát nhanh nhất ra sông Lạng, sông Sọng. Ngoài trạm bơm tiêu úng Nguyệt Lãng do Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi huyện quản lý, xã chủ động nâng cấp, tu bổ, kiểm tra trạm bơm tiêu úng thôn Nội để sẵn sàng vận hành tiêu úng khi cần thiết. Bước vào mùa mưa bão năm nay, xã tổ chức lực lượng, hoàn thành giải tỏa vật cản trên toàn bộ các tuyến sông trục, sông dẫn, kênh mương chính. Hiện địa phương tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân vệ sinh mương máng nội đồng để thuận lợi tiêu thoát nước, thu hoạch nhanh gọn khi lúa xuân theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.
Xã Vũ Vân có 50% diện tích nằm ngoài đê cấp I, trong đó có gần 30ha ao nuôi trồng thủy sản. Ông Bùi Đình Bằng, Chủ tịch UBND xã cho biết: Tháng 9/2017, triều cường kết hợp với thủy điện Hòa Bình xả 3 cửa đáy khiến trên 125ha ao nuôi trồng thủy sản, lúa, cây màu của xã ngập úng nặng, làm thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Từ bài học này, Vũ Vân xác định công tác phòng, chống úng phải chủ động và được quan tâm hơn. Những năm gần đây, xã rà soát, tiến hành đào đắp, sửa chữa, xây dựng kè bảo vệ các điểm xung yếu tại hệ thống đê bao nhằm củng cố “bức tường” ngăn nước từ sông Hồng, bảo vệ toàn bộ vùng sản xuất của nhân dân. Xã tuyên truyền, vận động hộ dân chủ động gia cố bờ, dự trữ sẵn vật tư, phương tiện kịp thời quây lưới tránh thất thoát thủy sản khi có mưa lớn xảy ra.
Ông Nguyễn Minh Sản, Giám đốc Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi huyện Vũ Thư cho biết: Bước vào mùa mưa bão năm nay, đơn vị đã kiểm tra, rà soát tất cả các công trình, trạm bơm, máy bơm, thiết bị, cống đập; khi phát hiện các sự cố, hư hỏng đã tiến hành tu bổ, sửa chữa kịp thời. Chúng tôi đã tiến hành thử tải 5 trạm bơm tiêu úng lớn của huyện; bảo dưỡng 100% máy bơm, thiết bị sẵn sàng vận hành phục vụ tiêu úng. Xí nghiệp tổ chức tập huấn cho lực lượng thủy nông, thủ cống ở các địa phương nhằm nâng cao hiệu quả vận hành các công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ, bão. Phối hợp với các địa phương tiến hành giải phóng dòng chảy trên các tuyến kênh trục, kênh dẫn và mương máng nội đồng. Toàn huyện có 9 vùng úng trọng điểm, cục bộ, Xí nghiệp đã tham mưu xây dựng phương án tiêu úng cụ thể cho từng vùng. Khi mưa úng xảy ra, Xí nghiệp phối hợp với các xã, thị trấn kịp thời kiểm tra, xác định sớm diện tích, mức độ úng và năng lực công trình để kịp thời triển khai giải pháp tiêu úng hiệu quả.
Mặc dù chủ động chuẩn bị tốt công tác phòng, chống úng nhưng thời tiết diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, vì vậy huyện Vũ Thư tập trung tuyên truyền, vận động nông dân đẩy nhanh tiến độ, thu hoạch nhanh gọn lúa xuân, cây màu hè nhằm giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn, ngập úng gây ra.
Quỳnh Lưu
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, động viên các gian hàng chào mừng Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và các dự án luật
- Tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả
- Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
- Chỉ thị số 38-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Ngô Đông Hải, Bí thư Tỉnh ủy dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Thái Hòa 1, xã Đông Hoàng
- Đồng chí Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Hiến Nạp, xã Minh Khai
- Lễ dâng y Kathina do Quốc vương Thái Lan cúng dường tại Thái Bình
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, chỉ đạo sản xuất vụ đông tại Kiến Xương, Vũ Thư
- Quốc hội thảo luận về dự án luật và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa