Chuyển đổi phương thức gieo cấy nhằm hạn chế lúa cỏ phát sinh, gây hại
Vụ xuân năm 2022 đã có gần 1.800ha lúa của các tỉnh phía Bắc nhiễm lúa cỏ, trong đó diện tích nhiễm nặng 453ha, diện tích mất trắng hơn 35ha. Tại Thái Bình, có trên 40ha lúa nhiễm lúa cỏ với tỷ lệ từ 5% diện tích trở lên, trong đó gần 4ha nhiễm nặng (trên 20% diện tích) phải tiêu hủy.
Vũ Công là một trong những địa phương có diện tích gieo thẳng lớn của huyện Kiến Xương, cũng là địa phương ghi nhận diện tích nhiễm lúa cỏ lớn nhất. Nói về ảnh hưởng của lúa cỏ đối với sản xuất nông nghiệp, ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc HTX SXKD DVNN xã Vũ Công cho biết: Vụ xuân năm 2022, toàn xã gieo cấy 312ha lúa; qua điều tra có khoảng 50ha xuất hiện lúa cỏ, 10ha nhiễm nặng phải nhổ bỏ, tiêu hủy. Hệ lụy của lúa cỏ rất lớn do chúng cạnh tranh trực tiếp dinh dưỡng, nước, ánh sáng... với cây lúa nên những diện tích nhiễm với mật độ cao sẽ ảnh hưởng lớn tới năng suất. Bên cạnh đó, lúa cỏ rất giống lúa thường, ở giai đoạn đầu sinh trưởng nhanh, lúa trỗ bông sớm hơn lúa thường, tỷ lệ lép cao. Đặc biệt, lúa cỏ rất dễ rụng hạt, chỉ cần một cơn gió thoảng qua hoặc khi lúa chín dùng tay gạt nhẹ là hạt lúa đã rụng tơi tả. Với tác động cơ giới khi thu hoạch thì hầu như chỉ còn lại cọng rơm. Vì thế, lúa cỏ có khả năng tồn tại lâu và rất dễ lây lan sang vụ kế tiếp. Để hạn chế tình trạng lúa cỏ phát sinh gây hại, thời gian qua, HTX đã tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện nhổ bỏ khi làm cỏ lúa, cắt bông tiêu hủy khi lúa mới trỗ chưa kịp vào chắc. Tuy nhiên, nhận diện lúa cỏ cũng rất khó bởi qua theo dõi trên địa bàn xã, lúa cỏ có 6 dạng hình khác nhau, nhiều dạng hình giống lúa thường. Vì vậy, chúng tôi xác định chỉ có chuyển đổi phương thức gieo cấy mới hạn chế được. Thời gian qua, HTX tập trung tuyên truyền về hiệu quả, lợi ích của cấy máy, nông dân có ruộng bị nhiễm lúa cỏ cũng đã nhận thức và có chuyển biến trong phương thức gieo cấy, không gieo thẳng mà chuyển sang cấy tay, thuê máy. Vụ mùa này, toàn xã có 10 máy cấy, dự kiến cấy được gần 100ha. Hy vọng tình trạng lúa cỏ sẽ được hạn chế.
Gieo thẳng từng được xem là tiến bộ kỹ thuật do giảm sức lao động, chi phí sản xuất, hiệu quả hơn cấy truyền thống, nhưng đến nay phương thức này không còn phù hợp với sản xuất lúa gạo bền vững, là một trong những tác nhân chính khiến lúa cỏ bùng phát, khó kiểm soát.
Theo ông Nguyễn Xuân Thanh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, nguyên nhân do kỹ thuật gieo thẳng cần phải rút khô nước mặt ruộng để mộng lúa phát triển, tuy nhiên ruộng khô nước cũng tạo thuận lợi cho lúa cỏ mọc nhanh. Nếu cấy theo phương pháp truyền thống, ruộng lúc nào cũng có nước sẽ hạn chế được các loại cỏ dại, trong đó có lúa cỏ phát triển. Ngoài ra, khi gieo thẳng, cây lúa mọc không theo hàng, lối như cấy nên rất khó phát hiện và loại bỏ lúa cỏ. Thực tế ghi nhận, lúa cỏ phát triển và diễn biến phức tạp các địa phương có diện tích gieo thẳng nhiều.
Ngoài gieo thẳng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lúa cỏ phát sinh, gây hại trên đồng ruộng: vệ sinh đồng ruộng, làm đất không kỹ; lúa cỏ theo dòng nước, theo máy gặt từ những vùng bị nhiễm lan về; lúa cỏ phát sinh không được xử lý triệt để, quá trình thu hoạch hạt rụng xuống ruộng lẫn vào đất, nảy mầm phát triển khi gặp điều kiện thuận lợi, nhất là trên các ruộng lúa gieo thẳng... Cùng với đó, thời gian chuyển vụ từ xuân sang mùa ngắn, trước khi gieo thẳng lúa mùa người dân chỉ làm đất một lần, không áp dụng việc cày lật đất, phơi ải dẫn đến lúa cỏ tồn tại trong đất.
Ông Nguyễn Xuân Thanh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết: Lúa cỏ đang là đối tượng dịch hại cần quan tâm diệt trừ ở cả 2 vụ lúa. Để xử lý, hạn chế lúa cỏ phát sinh và gây hại, đơn vị đã xây dựng đồng thời tăng cường tuyên truyền, tập huấn quy trình kỹ thuật tổng hợp phòng, trừ lúa cỏ tới nông dân. Quan trọng nhất, ngay trong vụ mùa 2022 và những vụ tiếp theo, các địa phương cần quyết liệt đôn đốc người dân thực hiện nghiêm các quy trình kỹ thuật tổng hợp đã xây dựng. Theo đó, trong quá trình sản xuất, người dân sử dụng các giống lúa xác nhận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; không để giống cho vụ sau từ những ruộng đã bị nhiễm lúa cỏ. Cùng với đó, nông dân không nên gieo thẳng mà chuyển sang cấy máy, cấy tay theo phương thức hiệu ứng hàng biên, đặc biệt ở những vùng đã bị nhiễm lúa cỏ. Trên ruộng luôn giữ nước giai đoạn đầu; vệ sinh đồng ruộng, kênh mương, làm đất kỹ để diệt trừ, hạn chế lúa cỏ.
Làm tốt công tác vệ sinh đồng ruộng giúp hạn chế lúa cỏ phát sinh.
Ngân Huyền
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, động viên các gian hàng chào mừng Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và các dự án luật
- Tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả
- Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
- Chỉ thị số 38-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Ngô Đông Hải, Bí thư Tỉnh ủy dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Thái Hòa 1, xã Đông Hoàng
- Đồng chí Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Hiến Nạp, xã Minh Khai
- Lễ dâng y Kathina do Quốc vương Thái Lan cúng dường tại Thái Bình
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, chỉ đạo sản xuất vụ đông tại Kiến Xương, Vũ Thư
- Quốc hội thảo luận về dự án luật và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa