Thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng từ trang trại VAC
Dưới nắng nóng như đổ lửa, theo chân Chủ tịch Hội Nông dân xã Thụy Văn chúng tôi đến thăm mô hình trang trại VAC của hội viên nông dân Vũ Đình Khải ở thôn Hoành Sơn. Từ xa nhìn lại đã thấy thấp thoáng màu xanh mát mắt của nhiều loại cây ăn quả với trĩu chịt na, cam, bưởi, ổi; xen lẫn là khu chuồng chăn nuôi gia cầm, các ao thả cá. Vừa thu nhặt hàng nghìn quả trứng ngan, gà của buổi sáng trong ngày, ông Khải vui vẻ dẫn chúng tôi tham quan trang trại.
Xuất thân trong gia đình nông dân thuần túy, những năm về trước, ông Khải phải bươn chải nhiều nơi, tìm nhiều nghề để kiếm kế sinh nhai. Nhưng rồi, nơi đất khách quê người không thể trụ vững, ông quyết định trở về quê hương tìm cách làm ăn. Thấy vùng cánh đồng Bến Tấn của địa phương thường xuyên úng trũng cấy lúa kém hiệu quả, người dân không thiết tha canh tác, ông Khải đăng ký đầu tư cải tạo xây dựng trang trại VAC. Năm 2016, được sự cho phép của chính quyền xã, vợ chồng ông Khải đã chuyển đổi toàn bộ diện tích canh tác của gia đình, kết hợp với mượn thêm ruộng của một số bà con. Hiện giờ khu vực chăn nuôi có khoảng 6 mẫu. Với số vốn đầu tư 2 tỷ đồng chủ yếu là vay mượn các tổ chức tín dụng và người thân, ông tập trung cho việc cải tạo chất đất, quy hoạch vùng sản xuất, rồi phát triển con vật nuôi. Khó có thể kể hết gian truân của những ngày đầu khởi nghiệp, kinh nghiệm lại hạn chế nên có năm phải chịu thất thu. Thế nhưng, thuận vợ thuận chồng, kiên trì bền bỉ và nhất là chịu khó học hỏi để rút ra những bí quyết riêng, từ năm 2019 trở đi mô hình đã có những tín hiệu vui.
Ông Khải cho biết: Để hạn chế thấp nhất rủi ro trong chăn nuôi cũng như giảm chi phí đầu tư, ngoài việc tuân thủ nghiêm quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, bản thân cũng phải thường xuyên học hỏi đổi mới cách làm. Từ kinh nghiệm thực tiễn, năm 2021 ông mạnh dạn đầu tư hơn 50 triệu đồng làm máy chế biến thức ăn chăn nuôi và cho hiệu quả rõ rệt. Nguyên liệu làm cám dân dụng chỉ là thóc, ngô, đậu tương, ốc bươu vàng và cá, ủ lên men sau đó rồi chế biến.
Theo ông Khải, tác dụng thứ nhất là bảo đảm được chất lượng cám, thứ hai là giảm được khoảng 50% chi phí thức ăn chăn nuôi so với trước đây và cũng bảo đảm được nguồn phân chăn nuôi.
Trong tổng số 6 mẫu trang trại, ông Khải dành riêng 2 mẫu đào ao thả cá trắm, chép, mè trôi; diện tích còn lại là xây dựng chuồng nuôi hàng ngàn con gà, ngan lấy trứng ấp và nuôi vịt thương phẩm. Xung quanh bờ ao và tận dụng mọi diện tích ông trồng cây ăn quả, cây xanh, rau màu các loại. Mỗi loại hình kinh tế đều có sự hỗ trợ lẫn nhau. Tổng thu nhập mỗi năm gần 1 tỷ đồng, trừ chi phí đi, ông cầm chắc 400 – 500 triệu đồng. Ngoài nhân lực của gia đình, ông Khải còn tạo việc làm cho 2 - 3 lao động địa phương. Hàng năm, mô hình trang trại VAC của gia đình ông Khải còn là điểm đến của các cấp hội nông dân tỉnh, huyện tham quan, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm.
Trừ chi phí, mỗi năm trang trại của ông Vũ Đình Khải cho thu lãi từ 400 – 500 triệu đồng.
Chỉ tay về dãy chuồng nuôi gia cầm mà gia đình vừa đầu tư xây dựng mở rộng thêm, ông Khải chia sẻ với chúng tôi: Gia đình lúc đầu rất là khó khăn, đến bây giờ cơ ngơi cũng đầu tư tương đối nhiều rồi, đã cho thu nhập tạm ổn. Mở trang trại tương đối lớn nhưng nguồn vốn còn rất eo hẹp, mong muốn ngân hàng chính sách các nhà đầu tư có thể hỗ trợ, cho vay vốn dài hạn hơn.
Nhận xét về hội viên nông dân tiêu biểu này, ông Nguyễn Kim, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thụy Văn cho rằng: Hội viên Vũ Đình Khải nhiều năm được tổ chức Hội Nông dân xã đề nghị công nhận nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Đây là một trong những mô hình phát triển kinh tế rất triển vọng của Thuỵ Văn. Ông Khải vừa là hội viên nông dân và cũng là thành viên của tổ liên kết chăn nuôi gia súc gia cầm và nuôi trồng thủy sản do Hội Nông dân xã Thuỵ Văn thành lập, trực tiếp điều hành từ năm 2016, đến nay có 24 thành viên. Anh em cũng tạo điều kiện giúp nhau tiếp cận với khoa học kỹ thuật, liên kết tìm đầu vào, đầu ra cho sản phẩm cũng như học hỏi nhau kinh nghiệm để phát triển sản xuất.
Lê Lan
(Đài TT-TH Thái Thụy)
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và các dự án luật
- Tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả
- Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
- Chỉ thị số 38-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Ngô Đông Hải, Bí thư Tỉnh ủy dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Thái Hòa 1, xã Đông Hoàng
- Đồng chí Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Hiến Nạp, xã Minh Khai
- Lễ dâng y Kathina do Quốc vương Thái Lan cúng dường tại Thái Bình
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, chỉ đạo sản xuất vụ đông tại Kiến Xương, Vũ Thư
- Quốc hội thảo luận về dự án luật và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, học tập lý luận chính trị