Vũ Đoài: Phát triển nghề nuôi cá giống
Dọc hai bên đường làng, ngõ xóm thôn 8, xã Vũ Đoài là những chiếc ao rộng, hầu hết các ao đã được kè bờ kiên cố để nuôi thả cá giống.
Ông Trần Đình Cẩm, một người gắn bó hơn 40 năm với nghề nuôi cá giống ở thôn 8 chia sẻ: Không biết nghề này có ở làng, xã từ bao giờ, chỉ biết khi còn nhỏ tôi đã được cha, ông truyền dạy kỹ thuật ương nuôi cá giống. Trước kia, dân làng chỉ ương nuôi các giống cá: trắm, chép, mè, trôi; ao nuôi khá sơ sài, mật độ nuôi thấp, kỹ thuật ương nuôi còn hạn chế nên hiệu quả thấp hơn hiện nay. Đặc biệt, vào mỗi dịp thu hoạch, trước đây, người dân Vũ Đoài thường phải gánh cá giống đi bán rong, xa hàng chục cây số, rất vất vả. Mặc dù vậy, những năm trước đây, phong trào nuôi cá ở các địa phương rất sôi nổi, vì thế cá giống của người dân Vũ Đoài tiêu thụ thuận lợi, bà con có của ăn, của để từ nuôi cá giống. Đến nay, nhiều hộ vẫn gắn bó với nghề truyền thống. Gia đình tôi hiện có 6 ao nuôi cá giống, tổng diện tích gần 2 mẫu, trừ chi phí đầu tư, mỗi năm thu lãi khoảng 200 triệu đồng.
Ông Đồng Minh Cương, thôn 10, xã Vũ Đoài chia sẻ: Ngoài các loại cá truyền thống, hiện nhiều hộ ương cá giống với loại cá chép vàng, rô phi đơn tính… Những hộ có kỹ thuật tốt có thể tự gây cá giống, các hộ còn lại nhập cá bột về rồi ương thành cá giống để bán. Cá giống có nhiều giai đoạn: cá bột là cá non nhất khi trứng vừa nở, nuôi tiếp từ 20 - 30 ngày sẽ thu được cá hương; cá gánh là cá to bằng 4 - 5 đầu ngón tay chụm lại; cá cời là cá đạt từ 5 - 7 lạng/con. Tùy vào mỗi hộ và mỗi thời điểm thị trường cần mà các hộ dân ương nuôi, xuất bán các loại cá giống khác nhau. Tùy loại cá sẽ có giá bán khác nhau; trong cùng 1 loại cá thì cá càng nhỏ giá càng cao, thông thường đạt 300.000 - 500.000 đồng/kg ở giai đoạn cá hương. Nghề sản xuất cá giống đòi hỏi sự chăm chút, tỉ mỉ như nuôi con mọn. Cá con rất nhạy cảm vì thế để sản xuất được con cá giống khỏe mạnh, các công đoạn từ chuẩn bị ao thả, xử lý môi trường đến chăm sóc đều phải rất cẩn thận. “Tuy đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng nuôi cá giống thường cho hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi cá thương phẩm. Mỗi năm, gia đình tôi xuất ra thị trường 3 - 4 tấn cá giống, trừ chi phí đầu tư thu về 400 - 600 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 7 - 8 lao động” - ông Cương chia sẻ thêm.
Người dân Vũ Đoài chọn lọc, phân loại cá giống trước khi xuất bán.
Tận dụng lợi thế địa bàn có nhiều ao, hồ, từ nhiều năm qua người dân xã Vũ Đoài đã có nghề ương nuôi cá giống. Với hiệu quả kinh tế khá, đến nay toàn xã có hơn 100 hộ chuyên ương nuôi cá giống, tập trung ở thôn 1, thôn 2, thôn 8, thôn 9, thôn 10. Thay vì nuôi cá giống bằng phương pháp thủ công, những năm gần đây, bà con mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư máy móc, quy hoạch ao, hồ, ương nuôi cá giống theo hướng công nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Thuận lợi khác là người dân Vũ Đoài không còn phải gồng gánh, đạp xe chở “lồ” cá giống đi bán như trước, mà thương lái đến tận các ao để mua. Với chất lượng tốt, cá giống của Vũ Đoài hiện được người nuôi trồng thủy sản huyện Vũ Thư, Kiến Xương và tỉnh Nam Định ưa chuộng.
Ương cá chép vàng giống phục vụ mùa sản xuất cá chép vàng cuối năm.
Ông Nguyễn Phong Đăng, Phó Chủ tịch UBND xã Vũ Đoài cho biết: Sản xuất cá giống tại Vũ Đoài cho hiệu quả kinh tế trung bình từ 15 - 20 triệu đồng/sào/năm, cao hơn so với nuôi cá thịt, cao gấp 4 - 5 lần cấy lúa. Nhờ nghề nuôi cá giống, nhiều hộ dân địa phương nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục quan tâm quy hoạch các xứ đồng trũng cấy lúa kém hiệu quả để chuyển đổi sang phát triển sản xuất cá giống, tạo điều kiện mở rộng mặt bằng nuôi thả cho các hộ có nhu cầu. Xã cũng chỉ đạo các đoàn thể tích cực tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm ương nuôi, chăm sóc, phòng, điều trị bệnh trên cá giống cho bà con. Vũ Đoài phấn đấu duy trì và phát triển nghề ương nuôi cá giống truyền thống, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.
Quỳnh Lưu
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và các dự án luật
- Tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả
- Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
- Chỉ thị số 38-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Ngô Đông Hải, Bí thư Tỉnh ủy dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Thái Hòa 1, xã Đông Hoàng
- Đồng chí Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Hiến Nạp, xã Minh Khai
- Lễ dâng y Kathina do Quốc vương Thái Lan cúng dường tại Thái Bình
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, chỉ đạo sản xuất vụ đông tại Kiến Xương, Vũ Thư
- Quốc hội thảo luận về dự án luật và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, học tập lý luận chính trị