Nông dân phấn khởi khi trồng 'nữ hoàng quả khô' đem lại hiệu quả cao
Cây macca dễ trồng, dễ chăm và vào mùa thu hoạch thì “bán sướng hơn đi bán vàng.” Bởi bán vàng mình phải mang đi tiệm, còn macca thì thương lái đến tận vườn đặt cọc tiền trước để được thu mua.
Đó là chia sẻ từ ông Đặng Văn Khánh đang có 5ha macca tại xã miền núi Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Trong đó, vườn hơn 500 cây trồng năm 2012 cho thu hoạch đều đặn 5 năm nay, doanh thu mỗi năm không dưới 200 triệu đồng.
Thương lái ôm tiền đến vườn đặt cọc thu mua
Ông Khánh là người đầu tiên trồng cây macca ở Vĩnh Sơn. Cơ duyên đến với cây trồng có hạt được mệnh danh là “nữ hoàng hạt quả khô” đến từ sau chuyến đi ĐakLak năm 2012 thăm quan vườn macca. Ông Khánh mua hơn 500 cây đưa về địa phương trồng thử nghiệm. Ông Khánh nổi tiếng là người tiên phong đưa giống cây mới về địa phương, giúp đồng bào dân tộc Bana phát triển kinh tế nhưng đều là cây trồng ngắn ngày nên chỉ đạt hiệu quả trong vài ba năm đầu.
“Tôi trồng thử nghiệm hàng trăm loại cây từ ngô, lúa, đậu đến cây ăn quả như bơ, xoài, sầu riêng, măng cụt…nhưng đến giờ thì không có cây nào vượt qua macca,” ông Khánh quả quyết.
Theo ông Khánh, macca trồng trên đất đồi Vĩnh Sơn lớn nhanh, ít sâu bệnh. Đến năm thứ 5 trở đi, cây trổ hoa rất dày, đậu nhiều trái. Đặc biệt, 10 năm nay, vườn cây macca chưa từng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Chi phí đầu tư chủ yếu là thuê nhân công cắt cỏ, mua phân bò bón cây.
“Chi phí vụ năm ngoái tốn hơn 10 triệu đồng nhưng tiền bán macca thu về hơn 200 triệu đồng,” ông Khánh tiết lộ.
Điểm khác biệt của macca với nhiều loại cây trồng khác mà ông Khánh tâm đắc, khẳng định “chưa có cây nào vượt được với macca” là ở khâu tiêu thụ. Năm 2021, giá macca bán sô từ 75.000-80.000 đồng/kg, còn hàng loại 1 giá từ 100.00-120.000 đồng/kg.
“Từ khi vườn macca cho thu hoạch đến giờ, tôi chưa bán một kg ra bên ngoài khi có thương lái mua tại vườn. Thông thường, trước khi thu hoạch 1-2 tháng, thương lái sẽ đi thăm vườn và ôm tiền đặt cọc luôn. Tôi thấy bán macca còn sướng hơn bán vàng, bởi bán vàng mình phải đến cửa hàng, còn macca thương lái đến tận vườn thu mua,” ông Khánh ví von.
Mỗi gia đình trồng 1 ha macca, đời sống sẽ khá giả
Vườn macca của ông Khánh là minh chứng sinh động nhất thuyết phục nhiều hộ gia đình ở Vĩnh Sơn chuyển đổi cây trồng. Một trong số đó là ông Dương Công Thức - người từng là nhân công làm thuê cho ông Khánh và hiện đã có gần 3 ha trồng macca.
“Những cây macca đầu tiên đưa từ ĐakLak về đây do tay tôi trồng và chăm sóc, thấy ông Khánh trồng mà mê nhưng khổ nỗi năm đó, tôi nuôi 3 con học đại học, không có tiền mua cây. Mãi đến đầu năm 2021, các con ra trường, có công ăn việc làm. Gia đình bán đồi keo được hơn 100 triệu đồng, tôi quyết định mua gần 1.000 cây macca về trồng thay thế keo lai. Đến nay, một số cây macca đã bắt đầu trổ hoa,” ông Thức kể lại.
Câu chuyện ông Khánh trồng cây macca cũng truyền cảm hứng cho rất nhiều thanh niên người dân tộc thiểu số Bana. Theo Ủy ban Nhân dân xã Vĩnh Sơn, đến nay diện tích macca đã tăng lên hơn 40ha, phần lớn các hộ là những đôi bạn trẻ mới lập gia đình được ông Khánh tư vấn và chọn macca là cây trồng khởi nghiệp.
“Tôi vẫn nói với bạn thanh niên mới lập gia đình, Nhà nước có chính sách vay vốn ưu đãi 50 triệu đồng. Trong đó, 30 triệu mua giống trồng được 1ha macca, 20 triệu còn lại mua 2 con bê cái. Nuôi 5 năm sau, 2 con bê giúp đủ trả nợ ngân hàng, còn vườn macca sẽ cho thu hoạch về lâu dài. Nếu trồng sắn, lúa, keo… chỉ giúp đời sống tạm ổn. Nhưng nếu mỗi gia đình trồng 1ha hoặc 5 sào thôi thì dứt khoát đời sống bà con sẽ khá giả và thay đổi. Hiện nhiều bạn trẻ tại đây đã vay vốn ngân hàng để trồng macca”, ông Khánh kể.
Trực tiếp thăm vườn của ông Đặng Văn Khánh, ông Nguyễn Lân Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội macca Việt Nam ngỡ ngàng khi macca ở đây ra quả rất sai. Cũng theo ông Nguyễn Lân Hùng, thực tế nghiên cứu và khảo nghiệm ở các huyện miền Trung giáp với Tây Nguyên có điều kiện thời tiết thuận lợi trồng macca.
“Ngay tại mô hình của ông Khánh, cùng một diện tích đất ấy nhưng khi đưa macca vào thì hiệu quả kinh tế vượt trội so với trồng sắn, trồng keo. Bà con ở miền Trung muốn biết địa phương mình có đủ điều kiện trồng được macca không hãy liên hệ với chúng tôi, Hiệp hội macca Việt Nam sẽ cử cán bộ xuống tận nơi khảo sát, nếu thời tiết phù hợp sẽ tiếp tục hỗ trợ bà con trồng macca,” ông Hùng nói./.
Trồng macca được vay vốn trong 10 năm, không cần sổ đỏ Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đang cho nông dân vay vốn ưu đãi để trồng macca. Cụ thể, gói vay này được ân hạn 5 năm và tổng thời gian trả vốn, lãi lên tới 10 năm. Trong 5 năm đầu tiên, nông dân không phải lo lắng trả lãi suất, vốn. Bắt đầu từ năm thứ 6, cây macca cho thu hoạch, nông dân bắt đầu trả lãi, vốn và kéo dài đến năm thứ 10. Trong gói vay này, LienVietPostBank không yêu cầu nông dân phải thế chấp sổ đỏ khi làm thủ tục vay vốn và mỗi hộ được vay ưu đãi tối đa để trồng 2ha. |
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và các dự án luật
- Tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả
- Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
- Chỉ thị số 38-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Ngô Đông Hải, Bí thư Tỉnh ủy dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Thái Hòa 1, xã Đông Hoàng
- Đồng chí Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Hiến Nạp, xã Minh Khai
- Lễ dâng y Kathina do Quốc vương Thái Lan cúng dường tại Thái Bình
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, chỉ đạo sản xuất vụ đông tại Kiến Xương, Vũ Thư
- Quốc hội thảo luận về dự án luật và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, học tập lý luận chính trị