Thủy sản - Phát triển chưa xứng với tiềm năng
Cá thu, một loại thủy sản có giá trị kinh tế cao ở Phú Quốc, Kiên Giang. Ảnh: Nguyễn Kiểm
Tiềm năng dồi dào
Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tại Hội nghị Tổng kết ngành thủy sản năm 2012 và bàn phương hướng nhiệm vụ năm 2013 mới đây, sản lượng thủy sản cả nước năm 2012 ước đạt 5,8 triệu tấn (tăng 5,8% so với năm 2011) trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng, khai thác đạt 2,67 triệu tấn (khai thác hải sản đạt 2,4 triệu tấn). Chỉ riêng cá ngừ đại dương với sản lượng 19.000 tấn, đạt giá trị xuất khẩu 544,6 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước năm 2012 đạt 6,1 tỷ USD.
Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn nhiều loại đặc sản khác có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển… Riêng cá biển đã được xác nhận có hơn 2000 loài khác nhau, trong đó trên 100 loài có giá trị kinh tế. Đến nay đã xác định được 15 bãi cá lớn quan trọng, trong đó 12 bãi cá phân bố ở vùng ven bờ và 3 bãi cá ở các gò nổi ngoài khơi. Ngoài ra, dọc ven biển có hàng chục vạn héc-ta mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn - lợ. Khai thác hải sản là lĩnh vực kinh tế đặc trưng của biển và tạo việc làm cho hàng chục vạn lao động đánh cá trực tiếp và lao động dịch vụ nghề cá.
Theo Tổng cục Thủy sản, tính đến nay, cả nước đã thành lập được 3.500 tổ, đội sản xuất trên biển (khoảng 21.500 tàu cá) với 136 nghìn lao động tham gia. Khai thác hải sản (bao gồm đánh bắt, nuôi trồng và chế biến) đã trở thành một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao.
Làm thế nào để đánh thức tiềm năng?
Biển Đông là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học biển có giá trị cao trên thế giới, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, đồng thời là một trong 16 ngư trường lớn của thế giới và cũng chính là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm và tạo nhiều điều kiện để phát triển nghề thủy sản. Đặc biệt Nhà nước ta đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để đóng tàu đánh bắt xa bờ, tuy nhiên chưa đem lại kết quả như mong đợi. Các nghề biển hướng tới tương lai và gắn bó mật thiết với nghề thủy sản như khí tượng thủy văn, năng lượng sóng và thủy triều, khai thác khoáng sản dưới lòng nước sâu, hóa chất và dược liệu biển... chưa được nghiên cứu nhiều. Kỹ thuật tổng thể khai thác kinh tế biển vẫn còn ở trình độ rất thấp. Về công tác quản lý biển, đến nay Việt
Trong Chiến lược biển Việt Nam 2020, Đảng và Nhà nước đã xác định rất rõ vị trí của ngành thủy sản và những yêu cầu định hướng đối với ngành thủy sản. Theo PGS, TS Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và hải đảo, để phát triển bền vững lĩnh vực nuôi trồng khai thác thủy hải sản, chúng ta không chỉ cần tàu to, hiện đại mà quan trọng nhất là cần phải có đội ngũ nhân lực phù hợp, được đào tạo bài bản. Cùng với đó, công tác hậu cần, công tác dự báo ngư trường rất quan trọng và phải đi trước một bước để góp phần giảm chi phí đánh bắt, tăng lợi nhuận.
Để đạt được mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, chúng ta phải xây dựng được một nền công nghệ biển hiện đại; phát triển được một nền kinh tế biển hiệu quả, bền vững, có khả năng hội nhập quốc tế; có một phương thức quản lý tổng hợp biển theo không gian và bảo đảm được an ninh chủ quyền vùng biển. Trong đó, phương thức quản lý tổng hợp biển theo không gian và công cụ quy hoạch không gian biển đang còn là những vấn đề mới mẻ đối với không chỉ các nhà khoa học và quy hoạch, mà còn đối với nhà quản lý và hoạch định chính sách của Việt
Quản lý tổng hợp biển theo không gian đòi hỏi xác lập một cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý biển và giải quyết đồng bộ các quan hệ phát triển khác nhau, trong đó quan hệ giữa các mảng không gian cho phát triển kinh tế biển và tổ chức không gian biển hợp lý cho phát triển kinh tế biển bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần đi trước một bước.
Nguồn qdnd.vn
Tin cùng chuyên mục
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt đợt phòng trừ sâu bệnh bảo vệ lúa xuân 29.04.2025 | 19:02 PM
- Gieo trồng cây màu vụ xuân đạt gần 98% kế hoạch 17.03.2025 | 16:46 PM
- Sắc xuân trên làng hoa, cây cảnh ở Đông Hưng 17.01.2025 | 08:56 AM
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam