Làm giàu từ quất thế
Với hơn 3 mẫu đất được chuyển đổi từ diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, năm 2005, ông Phong đã lựa chọn cây quất chum làm “đầu cơ nghiệp” bởi Đông Thọ là nơi có thế mạnh về trồng quất, thương lái từ nhiều tỉnh, thành tìm đến mua nên đầu ra luôn ổn định. Ông thuê máy xúc, đào ao để tích trữ nước tưới, đầu tư hơn 50 triệu đồng mua cây quất giống đem về trồng. Vốn có niềm đam mê với sinh vật cảnh, mỗi gốc quất chum được ông cắt tỉa, tạo dáng cẩn thận nên ngay từ tết Nguyên đán năm 2006, ông xuất bán 50 gốc quất chum thu về hơn 100 triệu đồng.
Ông Phong cho biết: Thời điểm gia đình trồng quất cũng gặp nhiều khó khăn bởi đất chua, tôi phải mua đất ở các nơi khác về trồng và thuê kỹ sư nông nghiệp về xử lý chất đất. Nhờ mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật ngay vụ trồng quất đầu cộng thêm kinh nghiệm của bản thân từ thú chơi sinh vật cảnh đã giúp tôi thành công ngay vụ đầu tiên. Có vốn trong tay, tôi quyết định đi học hỏi cách làm quất của các nhà vườn lớn ở miền Bắc.
Ông Phong đã chủ động sang các tỉnh Nam Định, Hải Dương, thành phố Hải Phòng để học hỏi cách tạo dáng cho cây. Từ thực tế học được, ông dần sáng tạo cho cây quất có những dáng, thế độc đáo. Từ dáng hoành, dáng trực và dáng huyền, ông đã nghĩ ra cách cắt ghép các cành quất lại với nhau để tạo ra các dáng, thế cây quất độc đáo.
“Tự tay mày mò, cắt ghép và uốn các cành quất đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận đến từng chi tiết, bởi chỉ cần hơi mạnh tay cũng có thể gãy cành khiến cả một cây quất đẹp phải mang bỏ. Bản thân tôi mỗi lần tạo dáng cây cũng hết sức cẩn thận, những ngày đầu làm thử cũng có thất bại, nhưng từ thất bại đó mà mình cố gắng hoàn thiện, chăm chút cho từng tác phẩm sẽ giúp cho tay nghề của mình ngày càng tốt lên. Bên cạnh việc học cách tạo dáng cho cây, tôi cố gắng tìm hiểu, học hỏi những người đi trước cách đặt tên cho tác phẩm cây quất thế của mình sao cho hay và phù hợp với từng dáng, thế của cây. Có như vậy mới nâng tầm được giá trị của cây, “biến” cây quất thành một tác phẩm nghệ thuật” - ông Phong chia sẻ.
Hiện mô hình của ông Phong có hơn 500 gốc quất cảnh, quất bon sai, cây tùng và các loại hoa. Trong đó, ông tập trung cắt tỉa, tạo dáng cho hơn 50 gốc cây quất thế có chiều cao 2 - 3m bởi theo ông những gốc quất to này đã có người đặt thuê từ đầu năm, đến cuối năm “bỏ túi” từ 8 - 10 triệu đồng/cây nên chỉ với 50 gốc quất này cũng thu về từ 400 - 500 triệu đồng/năm. Sau khi trừ chi phí đầu tư, ông thu về hơn 600 triệu đồng/năm.
Nghề trồng quất ở Đông Thọ từ lâu đã giúp cuộc sống của nhiều người dân trở nên ấm no, đủ đầy, nhân dân có điều kiện cho con cái học hành, xây nhà, mua sắm thiết bị tiện nghi phục vụ cuộc sống. Theo chia sẻ của ông Phong, năm nay giá bán và cho thuê quất, đào dịp tết Nguyên đán Quý Mão 2023 có thể tăng nhẹ so với mọi năm bởi nguồn cung ứng cây chơi tết sụt giảm, các gia đình có điều kiện hiện nay cũng sắm từ 2 - 3 cây quất, cây đào với đủ kích thước khác nhau để trưng bày nên nguồn cung sẽ thiếu. Với những nhà vườn trồng quất thế, có những cây to như gia đình ông Phong phải luôn chủ động nguồn hàng, thời gian trước tết Nguyên đán 1 tháng phải cắt tỉa lá già, những cành thừa và tạo dáng cây về đúng thế cây, có như vậy thì khách đến xem mới có nhiều lựa chọn, giá bán mới cao.
Ông Phạm Ngọc Linh, Chủ tịch Hội Làm vườn xã Đông Thọ cho biết: Hội viên làm vườn của xã hiện có 95 người với hơn 36ha là trồng quất, đào và các loại hoa, cây cảnh. Trong đó, hội viên Nguyễn Thế Phong là một trong những người tích cực tham gia hoạt động của Hội, có nhiều tác phẩm cây cảnh nghệ thuật đẹp và mang tính thẩm mỹ cao. Với 3 mẫu đất chuyển đổi, ông Phong đã phát triển thành công mô hình trồng cây quất thế, quất bon sai cho thu nhập cao, tạo việc làm cho 3 lao động thường xuyên. Đây cũng là một trong những mô hình điển hình làm kinh tế giỏi của Hội Làm vườn xã Đông Thọ, nhiều năm liền được Hội Làm vườn tỉnh, UBND xã khen thưởng vì những đóng góp tích cực trong công tác hội.
Ngoài quất thế, ông Phong trồng thêm quất bonsai, quất mini để đáp ứng thị hiếu của khách hàng.
Hồng Quân
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- UBND tỉnh họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện và công tác GPMB các dự án nhà ở thương mại và khu dân cư NTM kiểu mẫu
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật
- Công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng, định hướng phát triển đất nước
- Khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương