Hồng Lĩnh: Rộn ràng vào vụ mới
Năm 2022, anh Nguyễn Xuân Ánh, thôn Đồng Hàn gieo trồng hàng nghìn cây tùng, mộc hương, đào, nhài Nhật... trên diện tích gần 1 mẫu. Với kinh nghiệm hơn 10 năm gắn bó với nghề, anh đã nắm bắt cơ hội, gieo trồng đúng khung thời vụ, kỹ thuật nên trong năm 2022 anh thu lãi hơn 200 triệu đồng từ nghề trồng hoa, cây cảnh. Để nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm ngày công lao động, ngay sau tết Nguyên đán, anh đã mạnh dạn đầu tư máy xới đất, làm đất nhỏ, máy bơm nước trị giá hàng chục triệu đồng...
Anh Ánh cho biết: Nắm bắt nhu cầu thị trường có xu hướng chọn cây cảnh có giá trị cả về thẩm mỹ và kinh tế để trồng trang trí làm đẹp nhà cửa, khuôn viên công sở, trong doanh nghiệp, thời điểm này, tôi đã xuống giống được trên 4.000 cây tùng con, 3.000 cây mộc hương, 300 cây đào, hàng trăm cây nhài Nhật... Tùy theo đặc tính, thời gian sinh trưởng của từng loại cây mà lựa chọn thời điểm xuống giống phù hợp. Để bảo đảm các loại hoa, cây cảnh phát triển tốt, việc quan trọng đầu tiên là chuẩn bị nguồn cây giống, phải làm đất thật nhỏ, lên luống, đánh bầu đúng cách để bầu không bị vỡ, đồng thời làm dàn đỡ tránh cây bị đổ, dễ long gốc. Nghề chăm hoa, cây cảnh là công việc rất vất vả vì đòi hỏi người trồng phải sát sao chăm bón từ khi xuống giống đến lúc có nụ, ra hoa. Đồng thời, phải căng lưới, thắp đèn cho hoa, cây cảnh để giúp cây phát triển.
Nhà vườn của gia đình anh Hoàng Văn Huy rộng trên 1 mẫu, anh trồng 2.500 cây mộc hương, ngoài ra còn có 500 cây nhài Nhật, 400 cây nguyệt quế, 600 cây mẫu đơn... Từ trồng hoa, cây cảnh, gia đình anh thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Anh Huy bộc bạch: Xác định theo nghề nông nghiệp, trồng hoa, cây cảnh thì phải kiên trì, đôi khi còn phải “liều mình” thì mới có thể thành công được. Vì thế, trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay, gia đình tôi phải linh hoạt trồng cùng lúc nhiều loại cây khác nhau, nếu cây này không hút hàng thì còn có cây khác để bán, như vậy mới tăng thêm thu nhập. Để làm ra những loại hoa, cây cảnh cũng phải trải qua khá nhiều công đoạn như gieo hạt, chiết hoặc cắt cành, làm bầu cây ươm dưới mái lưới che mưa và tiết giảm ánh sáng, khi cây sống thành thục mới đưa ra ngoài ruộng. Ruộng vườn cũng phải làm đất, lên luống, phủ rơm rạ giữ ẩm, ngăn cỏ dại. Đồng thời, phải bổ sung thêm đất ải cho tăng độ màu mỡ đồng ruộng và giảm thiểu sâu bệnh hại. Để tạo thương hiệu riêng cho nhà vườn, tôi chủ động “đi trước, đón đầu” trong công việc lai tạo các giống hoa, cây cảnh mới với hy vọng năm 2023 được mùa, được giá.
Nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư các loại máy móc vào làm đất, xới đất để giảm ngày công lao động.
Làng nghề trồng hoa, cây cảnh Hồng Lĩnh hiện có 65ha, duy trì hàng chục năm nay. Ban đầu người dân chủ yếu trồng những giống hoa truyền thống như hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền, cây phát lộc. Theo thị trường và trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, tập quán sản xuất cũng thay đổi, từ nông nghiệp thuần túy sang sản xuất hàng hóa chất lượng cao, tạo được uy tín của thương lái và nhu cầu thị hiếu chơi hoa, cây cảnh của khách hàng. Hiện thu nhập bình quân của các hộ trồng cây cảnh đạt từ 30 - 40 triệu đồng/sào, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.
Ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc HTX DVNN xã Hồng Lĩnh cho biết: Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân được nâng cao, phong trào chơi hoa, cây cảnh cũng diễn ra đều trong suốt cả năm. Nhu cầu tiêu thụ các loại hoa, cây cảnh vì thế cũng tăng đáng kể, riêng tết Nguyên đán vừa qua là “mùa gặt” mang lại khoản thu nhập cao nhất trong năm cho những người trồng hoa, cây cảnh ở đây. Hiện nay, ngoài một số loại cây trồng chủ lực, nông dân trong xã còn mở rộng sang trồng các loại cây cảnh mới có giá trị và ngày càng được mở rộng theo hướng chuyên nghiệp. Địa phương cũng tạo điều kiện để người dân tiếp cận các nguồn vốn vay hỗ trợ, tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao trong quy trình sản xuất, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm hoa, cây cảnh để người dân yên tâm sản xuất.
Với những tiềm năng vốn có, Hồng Lĩnh đang từng bước tạo ra những cú hích mới cho phát triển nông nghiệp.
Thanh Thủy
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám