Khuyến nông, khuyến ngư ở Thái Thụy Mấu chốt vẫn là giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm
Mô hình trồng khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu ở Thái Thụy được nhiều nông dân ứng dụng.
Anh Bùi Thanh Bảy sở hữu trang trại rộng 4 ha, một điển hình làm kinh tế giỏi của xã Thụy Liên. Vì vậy, trong 2 năm (2010 và 2012) anh là một trong số rất ít người may mắn được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện lựa chọn hỗ trợ xây dựng 2 mô hình khuyến nông, khuyến ngư: “Chăn nuôi thủy cầm kết hợp nuôi trồng thủy sản an toàn sinh học” và “Nuôi cá lóc bông trong vùng chuyển đổi nuôi trồng thủy sản nước ngọt”. Anh Bảy cho biết: “Được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí, cán bộ kỹ thuật xuống tận nơi hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất nên cả 2 mô hình của gia đình đều thực hiện thành công, tỷ lệ vật nuôi sống đạt từ 85 đến 90%, cho hiệu quả kinh tế cao, sau khi trừ các khoản chi phí lãi 283 triệu đồng. Hai vợ chồng rất phấn khởi, định bụng năm 2013 sẽ cải tạo ao nuôi tiếp cá lóc bông, cá vượ c, trắm đen.
Tuy nhiên, cơn bão số 8 cuối năm 2012 quét qua đã khiến toàn bộ diện tích đầm ngoài lụt trắng băng, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Thiếu vốn sản xuất, đành phải hoãn việc xây dựng mô hình, đợi hoàn vốn, xem thị trường tiêu thụ thế nào rồi mới tính tiếp”. Năm 2011, mô hình nuôi cá sấu ở Thái Thụy phát triển mạnh, có hàng chục cơ sở đầu tư nuôi, hình thành hệ thống thu mua sản phẩm ổn định. Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện đã hỗ trợ gia đình anh Nguyễn Hồng Dinh (xã Thụy Hồng) xây dựng mô hình khuyến ngư: “Nuôi cá sấu thương phẩm trong vùng chuyển đổi nuôi trồng thủy sản nước ngọt”.
Kết quả, sau thời gian một năm rưỡi, anh Dinh đầu tư nuôi 100 con, cá sinh trưởng và phát triển nhanh, sản lượng thu hoạch đạt 1.862 kg cá sấu thương phẩm, sau khi trừ các khoản chi phí lợi nhuận 119,5 triệu đồng. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay giá bán cá sấu thương phẩm giảm mạnh, đầu ra rất khó khăn, nhiều hộ thu hẹp sản xuất hoặc chuyển hướng kinh doanh. Gia đình anh Dinh cũng không thể đầu tư vào con cá sấu, đành chuyển sang nuôi cá và các loại gia súc, gia cầm khác, tuy nhiên hiện giá bán những sản phẩm này cũng xuống thấp, thu không bù được chi.
3 năm qua (2010-2012), Thái Thụy đã hỗ trợ nông dân thực hiện 19 chương trình, dự án khuyến nông, khuyến ngư với nguồn kinh phí hỗ trợ 536 triệu đồng. Huyện đã tổ chức 112 lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách tổ chức và quản lý sản xuất cho nông dân, thu hút 10.078 lượt người tham gia. Cấp phát 68.000 tờ rơi hướng dẫn nông dân quy trình kỹ thuật phòng ngừa dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, bệnh lùn sọc đen, phương thức gieo sạ hàng cải tiến, gieo thẳng. Trong số 19 chương trình, dự án khuyến nông, khuyến ngư, có 9 chương trình, dự án xây dựng mô hình trình diễn đưa giống mới hoặc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Ngoài mô hình đã thực hiện tại trang trại của anh Bảy, anh Dinh, còn nhiều mô hình khác như: dùng chế phẩm vi sinh để sản xuất phân hữu cơ, xây dựng mô hình trồng khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu, nuôi thỏ ngoại, chim bồ câu Pháp, ngao thương phẩm trong đầm nước lợ, cá trắm đen, nuôi cá vược kết hợp với rô phi và động vật 2 mảnh vỏ… Ông Đào Đức Viện, Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT huyện cho biết: cái được lớn nhất mà các dự án khuyến nông, khuyến ngư mang lại là đã góp phần nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, phương thức tổ chức sản xuất cho nông dân. Tại tất cả các mô hình trình diễn, các hộ đều mạnh dạn đầu tư, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nên cho lợi nhuận từ vài chục đến trên 100 triệu đồng. Một số mô hình đã mở ra nghề mới, làm giàu cho nông dân như: nuôi thỏ, nuôi chim bồ câu, nuôi cá trắm đen…
Tuy nhiên theo lời ông Viện: vốn ngân sách dành cho khuyến nông, khuyến ngư hiện nay quá ít, rất khó khăn cho việc xây dựng mô hình trình diễn. Trung bình, chi phí để thực hiện một mô hình nhỏ cũng từ 100 đến 150 triệu đồng, nếu là mô hình giống mới, công nghệ cao phải đầu tư từ 200 đến 300 triệu đồng. Trong khi vốn hỗ trợ nông dân chỉ có từ 25 đến 60 triệu đồng nên không phải hộ nông dân nào cũng có điều kiện để thực hiện. Một số mô hình khuyến nông, khuyến ngư ở thời điểm đầu tư sản xuất phù hợp với thực tiễn, nhu cầu tiêu thụ lớn, cho hiệu quả kinh tế cao nhưng do đặc thù thị trường tiêu thụ của nông sản không ổn định, có khi mô hình vừa thực hiện xong thì giá sản phẩm làm ra rớt thảm hại, gây khó khăn và thiệt hại cho người sản xuất.
Thực tế, vấn đề này đã xảy ra đối với các hộ nuôi cá sấu, nuôi ngao thương phẩm, cá vược, chăn nuôi gia súc, gia cầm… ở Thái Thụy thời gian qua. Thêm vào đó, hoạt động khuyến nông, khuyến ngư hiện mới chỉ chú trọng đến “đầu vào” của sản xuất, tăng năng suất và chất lượng nông sản, khi sản phẩm làm ra rồi, nông dân phải tự lo bảo quản, chế biến hoặc tìm nơi bán sản phẩm, trong khi thị trường tiêu thụ hoàn toàn phụ thuộc vào tư thương nên thường bị ép giá, hiệu quả đầu tư không cao.
Với những lý do trên, rõ ràng việc nhân rộng các mô hình khuyến nông, khuyến ngư sau đầu tư ở Thái Thụy vẫn là một bài toán khá nan giải. Vì vậy, ngoài tăng nguồn vốn hỗ trợ, tập huấn nâng cao trình độ sản xuất cho người nông dân vấn đề mấu chốt vẫn là giúp họ tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. Trước khi lựa chọn xây dựng mô hình, huyện cần nghiên cứu, đầu tư sản xuất những gì thị trường cần. Làm tốt công tác quy hoạch, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Xây dựng cơ chế chính sách, khuyến khích phát triển nông nghiệp, ưu đãi thu hút doanh nghiệp vào địa bàn giúp thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân… Có như vậy sản xuất mới thực sự phát triển ổn định, bền vững.
Bài, ảnh: Nguyễn Hình
Tin cùng chuyên mục
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt đợt phòng trừ sâu bệnh bảo vệ lúa xuân 29.04.2025 | 19:02 PM
- Gieo trồng cây màu vụ xuân đạt gần 98% kế hoạch 17.03.2025 | 16:46 PM
- Sắc xuân trên làng hoa, cây cảnh ở Đông Hưng 17.01.2025 | 08:56 AM
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
Xem tin theo ngày
-
Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Kiểm tra công tác chuẩn bị phương án bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tại thành phố Thái Bình
- Đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng các giải pháp sáng tạo kỹ thuật trong sản xuất, đời sống xã hội