Nông dân Tây Đô Năng động gối vụ hè thu xen lúa
- Vài hôm trước, đây còn là cánh đồng lúa chín vàng. Nhưng gặt xong là bà con hình thành luôn cánh đồng dưa lê xanh ngắt với những ruộng dưa đang lan ngọn, trổ hoa. Ðó là do bà con nông dân trong xã thực hiện thâm canh gối vụ, xen dưa lê hè thu giữa hai vụ lúa.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, Tây Ðô là xã nội đồng, tuy diện tích canh tác ít song bà con nông dân nơi đây rất năng động, sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp và có trình độ thâm canh khá cao. Phát huy đặc điểm đồng đất pha cát, thuận lợi cho trồng màu, những năm gần đây, thông qua định hướng của HTX dịch vụ nông nghiệp và được tham dự các lớp tập huấn, trang bị khoa học kỹ thuật của Hội Nông dân xã, nông dân Tây Ðô đã chọn đưa cây dưa lê, dưa gang - loại cây màu ngắn ngày vào trồng xen canh.
Cây dưa lê có thời gian sinh trưởng 2 tháng, trong khi khoảng trống có thể tận dụng giữa hai vụ lúa chỉ hơn một tháng. Ðể khắc phục, ngoài chọn trồng các giống lúa ngắn ngày, nông dân Tây Ðô do nắm rõ đặc điểm sinh trưởng của cây dưa lê thời gian đầu chưa cần nhiều diện tích đã sáng tạo, khéo léo gieo hạt trên bầu đất tại nhà trước khi đưa ra ruộng. Vì vậy ở Tây Ðô, khi lúa ngoài đồng vào mẩy là bà con tiến hành làm đất bầu và gieo hạt cây dưa hè thu. Ðến khi lúa vừa chín liền gặt sớm lẻ hàng, hoặc vạch hàng lúa để đặt bầu dưa. Cây dưa non ương gơ từ nhà, những ngày đầu đưa ra đồng được bóng râm của lúa che mát, nhanh cứng cáp và bén đất ruộng. Khi dưa phát triển tốt thì cũng vừa đến lúc lúa chín rộ và gặt đại trà. Gặt đến đâu, hàng dưa lộ ra đến đấy, chỉ cần cuốc ấp gốc rạ là hình thành luống. Cây dưa lê lúc này đã lan ngọn xanh ngát, trổ hoa nhìn thích mắt.
Hỏi chuyện vợ chồng chị Bùi Thị Ngoàn, thôn Khánh Lai đang chăm bón hơn 8 sào dưa lê, chị Ngoàn cho biết: tuy làm vụ hè thu xen canh rất vất vả do thời gian yêu cầu gấp gáp, cập rập, song bù lại, thời tiết thuận lợi, giá cả thị trường ổn định thì cho thu nhập cao gấp ba lần cấy lúa. Năm ngoái, 8 sào dưa lê nhà chị cho thu nhập 24 triệu đồng, giúp gia đình trang trải cuộc sống, nuôi con ăn học.
Về khâu tiêu thụ sản phẩm, chị Ðinh Thị Tiến, thôn Trần Phú cho biết: cây dưa lê xen canh hấp dẫn bởi chỉ trong thời gian ngắn đã cho thu hoạch, khâu tiêu thụ tốt, thu nhập khá nên dù bận mải do vừa tham gia công tác của Hội Phụ nữ xã vừa làm ruộng, song năm nay gia đình chị vẫn phấn đấu trồng hơn 6 sào dưa lê. Do sản xuất bảo đảm uy tín, chất lượng, mẫu mã đẹp, sản phẩm của bà con trong xã được thương lái ưa chuộng. Vào mùa thu hoạch, hàng chục xe tải, xe máy từ các nơi tấp nập về thu mua tận ruộng. Thu hoạch đến đâu, thương lái “cân” hết đến đấy, không phải lo đến khâu tiêu thụ nên bà con yên tâm sản xuất.
Chủ tịch UBND xã Tây Ðô Ðặng Ngọc Na cho biết: Phát huy kết quả xen canh tăng vụ của năm trước, năm nay UBND xã tiếp tục phát động các đoàn thể vận động hội viên và bà con nông dân thi đua sản xuất, tăng diện tích và năng suất, sản lượng. Hiện toàn xã Tây Ðô trồng 205 ha cây màu hè thu, chiếm khoảng 65% diện tích đất canh tác, trong đó chủ yếu là trồng dưa lê. Trừ những hộ nông dân neo đơn, tuổi cao, các hộ còn lại đều tích cực trồng màu để tăng thu nhập. Nhiều hộ năm ngoái trồng nhiều, hiệu quả, năm nay tiếp tục duy trì và tăng diện tích như hộ ông Nguyễn Văn Duyên, Bùi Văn Luyện, Phạm Thị Thêu... trồng trên dưới 1 mẫu ruộng. Các thôn có tỷ lệ cây màu nhiều nhất là Khánh Lai, Duyên Trường, Trần Phú, Nội Thôn...
Thực tế sản xuất những năm qua cho thấy, hiệu quả xen canh tăng vụ hè thu giữa hai vụ lúa ở Tây Ðô không chỉ thể hiện trình độ thâm canh ngày càng cao của bà con nông dân mà còn khẳng định chủ trương đúng, trúng trong chỉ đạo sản xuất và hiệu quả của các phong trào thi đua phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh giỏi, xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Những năm gần đây, đời sống vật chất, tinh thần của người dân Tây Ðô ngày càng sung túc, bộ mặt nông thôn khởi sắc. Số hộ nghèo mỗi năm giảm khoảng 1,5% và đến nay chỉ còn 7,5%. Những năm gần đây, mỗi năm Tây Ðô có từ 25 đến 30 cháu thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp song nỗi lo kinh phí nuôi con ăn học không còn là gánh nặng với nhiều gia đình nông dân nữa. Có hộ chỉ làm ruộng mà yên tâm nuôi 2 - 3 con học đại học.
Bài, ảnh: Hà Dung
Tin cùng chuyên mục
- Làng hoa cây cảnh Quỳnh Hồng tất bật vào tết 30.12.2024 | 16:03 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
Xem tin theo ngày
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng
- Gắn thực hiện nhiệm vụ của ngành kiểm sát với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Đảng ủy Quân khu 3: Ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
- Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024