Một số lưu ý chăm sóc nuôi dưỡng đàn gia súc, gia cầm trước mùa mưa bão
1. Kiểm tra, nâng cấp chuồng trại
- Tu sửa chuồng trại vững chắc: Chằng chống, gia cố mái chuồng chống dột, hạn chế tốc mái khi có gió bão, kiểm tra rèm che chuồng nuôi đề không bị mưa tạt, gió lùa.
- Kiểm tra, tu sửa hệ thống thoát nước, nơi chứa chất thải, khơi thông cống rãnh để không bị úng ngập khi mưa to. Đối với những vùng có nguy cơ ngập lụt, cần tôn cao nền chuồng hoặc làm sàn kê cao và có phương án di dời vật nuôi khi ngập lụt.
2. Chăm sóc nuôi dưỡng đàn vật nuôi
- Dự trữ nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm đủ về lượng và đảm bảo về chất: Dự trữ thức ăn xanh, phơi khô, ủ chua rơm rạ, cỏ khô, thân cây bắp đối với trâu, bò; dự trữ thức ăn tinh và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đối với lợn, gia cầm. Thức ăn dự trữ cần bảo quản ở những nơi khô ráo để tránh ẩm mốc.
- Cần lưu ý đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi uống. Dự trữ một số hóa chất khử trùng nước.
- Đảm bảo mật độ nuôi phù hợp với số lượng, đặc tính và lứa tuổi của đàn vật nuôi.
- Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học.
- Cần chủ động phương án thắp sáng và sưởi ấm dự phòng như máy phát điện, đèn, xăng dầu, bếp than, bếp trấu, củi vì những ngày mưa bão lớn thường bị mất điện nên... để giữ ấm cho vật nuôi.
- Đối với những đàn gia súc, gia cầm lớn thì nên xuất bán.
3. Phòng bệnh cho gia súc gia cầm
Thường xuyên quét dọn, vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài chuồng nuôi; định kỳ vệ sinh máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi; phun khử trùng trong và ngoài chuồng nuôi, để diệt mầm bệnh có trong môi trường.
Chuẩn bị dự phòng một số thuốc thú y thiết yếu như vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực, men tiêu hóa... dùng cho vật nuôi khi thời tiết bất lợi.
Đảm bảo vệ sinh thức ăn, nước uống, có thể sử dụng Chloramin-B, Clorin... để khử trùng nước đối với những nơi nguồn nước bị ô nhiễm, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi.
Chủ động phòng bệnh bằng vắc-xin: tiêm phòng đầy đủ các vắc-xin phòng bệnh thường gặp ở vật nuôi.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe đàn vật nuôi, phát hiện sớm những con có biểu hiện bất thường để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời, không được bán hoặc phát tán con ốm, chết và chất thải xung quanh, tránh lây lan dịch bệnh.
Trung tâm khuyến nông thái Bình
Tin cùng chuyên mục
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Quyết tâm đạt mục tiêu “5 không” trong bảo đảm an ninh trật tự tết Nguyên đán
- Đảng đoàn HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh: Kiểm điểm tập thể và cá nhân năm 2024
- Công tác tuyên giáo góp phần tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân
- Triển khai công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2025
- Tăng cường kiểm tra, giám sát ở những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm, tiêu cực
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025