Chủ nhật, 19/05/2024, 12:08[GMT+7]

Thái Thụy Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hàng hóa

Thứ 4, 08/09/2010 | 13:46:24
2,001 lượt xem
Là huyện ven biển, đồng đất chua mặn chiếm tỷ lệ lớn nên để khắc phục những khó khăn trong sản xuất, Thái Thụy tiếp tục đầu tư nhiều nguồn lực, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Nhờ vậy, ngành nông nghiệp của địa phương đã giành được thắng lợi toàn diện về sản lượng và giá trị thu nhập.

Bà con nông dân Thái Thụy chăm sóc nông sản

Là huyện ven biển, đồng đất chua mặn chiếm tỷ lệ lớn nên để khắc phục những khó khăn trong sản xuất,Thái Thụy tiếp tục đầu tư nhiều nguồn lực, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Nhờ vậy, ngành nông nghiệp của địa phương đã giành được thắng lợi toàn diện về sản lượng và giá trị thu nhập.

 

Nhằm chuyển nhanh nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, cuối năm 2006, Thái Thụy bắt tay vào thực hiện quy vùng sản xuất và đến nay đã hoàn thành công tác quy hoạch. Cùng với đó, chương trình cứng hoá kênh mương phục vụ sản xuất, đầu tư hệ thống thuỷ lợi để “ngọt hoá” đồng ruộng cũng được tích cực triển khai. Trong 5 năm 2005-2009, toàn huyện đã xây dựng được 13 trạm bơm, cứng hoá được 30.917,4m kênh mương

 

với tổng kinh phí gần 18 tỷ đồng và đầu tư hơn 51.741 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp, xây mới các công trình đê, kè, cống.  Trên cơ sở quy vùng sản xuất, huyện chỉ đạo các địa phương bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng chân đất. Trong trồng trọt thực hiện triệt để chủ trương “Xuân muộn-mùa sớm- vụ đông rộng” nên thời vụ gieo cấy lúa của huyện có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng diện tích cây màu, cây vụ đông.

 

Diện tích cấy các giống lúa dài ngày  chỉ còn 3% so với tổng diện tích gieo cấy lúa cả năm. Các giống lúa có năng suất cao đã được đưa vào sản xuất thay thế dần  các giống dài ngày, năng suất thấp. Nhóm lúa lai ở vụ xuân hàng năm  đạt từ 40 đến 45% diện tích, nhóm lúa chất lượng được mở rộng đến năm 2009 chiếm 47% tổng diện tích gieo cấy. Nhờ vậy, cây lúa trên đồng đất Thái Thụy đã giành thắng lợi toàn diện cả về năng suất, sản lượng và giá trị thu nhập. Năm 2009, năng suất lúa toàn huyện đạt 128,18 tạ/ha, sản lượng thóc đạt 174,947 triệu tấn, tăng 17,447 tấn so với mục tiêu Đại hội đề ra.

 

Cùng với cây lúa, diện tích cây màu, cây vụ đông của huyện vẫn được duy trì sản xuất hàng năm với diện tích hơn 8.000 ha gồm nhiều loại cây trồng đặc trưng cho giá trị cao như: thuốc lào, hành tỏi, ớt, dưa, bí, dưa chuột xuất khẩu... Đặc biệt năm 2009, Thái Thụy tạo ra bước đột phá mới trong sản xuất cây vụ đông khi vận động nhân dân mở rộng được hơn 1.200 ha cây đậu tương trên chân đất hai lúa, tăng 725 ha so với năm 2008.

 

Đến nay trên địa bàn huyện  đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung như: vùng sản xuất hành, tỏi, thuốc lào tại Thụy An, Thụy Tân, Thụy Trường, Thái Nguyên; vùng sản xuất dưa hấu, bí đá tại Thụy An, Thụy Trình, Thụy Sơn, Thụy Hưng; vùng sản xuất khoai tây tại các xã Thái Hà, Thái Giang, Thái Thọ, Thái Thịnh; vùng sản xuất khoai lang, ngô, đậu tương ở 12 xã khu Nam. Qua khảo sát thực tế, bình quân 1 ha trồng cây màu trên đồng đất Thái Thụy cho thu nhập gấp 2 lần cấy lúa. Nếu tính theo giá thực tế, đến nay, giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha canh tác trong toàn huyện đạt trên 70 triệu đồng/năm.

 

 Những năm qua, chăn nuôi của Thái Thụy gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, giá cả bấp bênh, nhưng do áp dụng đồng bộ các tiến bộ về giống, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng nên đã góp phần nâng cao năng suất sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Nhiều giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao, sản phẩm chăn nuôi có chất lượng, sức cạnh tranh, uy tín trên thị trường được đưa vào sản xuất như: lợn nạc, gia cầm siêu thịt, siêu trứng, con đặc sản: cá sấu, ba ba, nhím, gấu, hươu...

 

Phương thức chăn nuôi cũng chuyển mạnh từ tận dụng, nhỏ lẻ sang tập trung quy mô lớn, sản xuất hành hoá. Trên địa bàn huyện hình thành  nhiêù vùng chăn nuôi tập trung và vùng chuyển đổi chăn nuôi  kết hợp NTTS, trong đó 2 có khu chăn nuôi tập trung lớn là Thụy Ninh và Thái Thọ. Đến nay, tổng số gia trại, trang trại trong toàn huyện đạt đến con số 5.250 ( tăng 23,8% so với mục tiêu Đại hội), trong đó có 1.050 trang trại và 4.200 gia trại.

 

Theo ước tính, năm 2010, giá trị sản xuất nông nghiệp toàn huyện đạt 725 tỷ đồng, trong đó giá trị ngành chăn nuôi đạt 260 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35,86% ngành nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 9,76%. Huyện cũng đã chỉ đạo các địa phương quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung gắn với quy hoạch sản xuất nông nghiệp  định hướng đến năm 2015; hiện tại mỗi xã đã quy hoạch được từ 1 đến 2 khu chăn nuôi tập trung, từng bước sẽ đưa chăn nuôi ra xa khu dân cư, bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh.

 

Giai đoạn 2010-2015, Thái Thụy vẫn tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến 2015, giá trị sản xuất toàn ngành đạt  896 tỷ đồng, năng suất lúa duy trì 13 tấn/ha, mở rộng diện tích cây vụ đông lên 8.000 ha. Theo đó, huyện đưa ra giải pháp thực hiện cụ thể cho từng lĩnh vực.

 

Trước hết, xây dựng nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ về đất đai, vốn, giống  hỗ trợ phát triển sản xuất. Tích cực ứng dụng các tiến bộ KHKT công nghệ vào sản xuất, chế biến, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao  chất lượng, giá trị nông sản. Đối với cây lúa, bố trí thời vụ gieo cấy hợp lý ở cả vụ xuân, vụ mùa để bảo đảm vừa có năng suất lúa cao, ổn định, vừa có đủ điều kiện  mở rộng trồng cây  màu xen giữa hai vụ lúa đồng thời mở rộng diện tích cây vụ đông. Đối với cây màu, tiếp tục xây dựng các vùng chuyên canh đã hình thành từ trước phát triển thành vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn; phát triển kết hợp cây màu truyền thống: thuốc lào, lạc, hành, tỏi với mở rộng diện tích màu xen, cây màu vụ đông cho giá trị kinh tế cao như dưa hấu, dưa chuột, dưa gang, dưa hồng, bí đá và tập đoàn cây xuất  khẩu, mở rộng diện tích đậu tương đông đạt từ 4.000 đến 5.000 ha, tập trung ở các xã có chân đất thịt nặng, các xã có cây vụ đông ít.

 

 Cùng với trồng trọt, Thái Thụy sẽ quy hoạch tổng thể phát triển chăn nuôi toàn huyện theo hướng chăn nuôi xa khu dân cư, thành vùng sản xuất hàng hoá, bảo đảm vệ sinh môi trường. Với 12 xã cát cao khu Nam, đặc biệt là để giải quyết việc làm cho người dân xã Mỹ Lộc sau khi thu hồi đất xây dựng Trung tâm Điện lực, huyện chú trọng phát triển một số con vật nuôi mới, có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên như: thỏ, nhím, dế...

 

Các địa phương khác, tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại quy mô vừa và lớn, trong đó lấy phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm làm trọng tâm, xây dựng chi tiết 5 đến 7 vùng tập trung toàn huyện, đẩy mạnh chăn nuôi tại các vùng chuyển đổi theo hướng chăn nuôi an toàn, nhiều hộ cùng sản xuất một loại sản phẩm tạo ra lượng hàng hoá lớn bảo đảm cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu chế biến và tiêu thụ sản phẩm ngày càng cao của thị trường.

 

Nguyễn Hỉnh.

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày