Phòng, chống mưa bão cho đối tượng nuôi thủy sản
1. Đối với khu vực nuôi tôm, cá
Nếu có điều kiện cần chăng lưới bốn xung quanh ao, gim chân lưới chắc chắn để tránh hiện tượng nước tràn bờ tôm, cá thoát ra ngoài. Sử dụng vôi bột rắc xung quanh bờ ao, chủ động chuẩn bị máy phát điện để đề phòng hiện tượng mất điện.
Trong ao nuôi nước mặn, lợ nước ao nuôi dễ bị phân tầng trên ngọt dưới mặn, xảy ra tình trạng thiếu ô xy tầng đáy, cần sử dụng quạt nước, sục khí hoặc máy bơm, bơm đảo nước trong ao để chống sự phân tầng của nước, tăng cường ô xy. Chủ động tháo nước tầng mặt để giảm bớt lượng nước mưa có trong ao. Khi mưa dứt, nắng bật lên, các chất hữu cơ phân hủy nhanh tạo ra các khí độc trong ao làm tôm, cá dễ bị ngộ độc, người nuôi cần sử dụng hóa chất để giải phóng khí độc ra khỏi ao.
Trong thời gian xử lý hóa chất, người nuôi nên sử dụng máy quạt nước, sục khí để tăng cường ô xy hòa tan trong nước, chủ động có sẵn OXYTAZEN dạng hạt hoặc dạng nước để đề phòng tình trạng thiếu ô xy cục bộ xảy ra.
Trong những ngày mưa bão và sau mưa thời tiết chưa ổn định người nuôi không nên cho tôm ăn tươi sống (don dắt, ốc...), nhất là với các ao nuôi tôm sú dễ gây ra tình trạng ô nhiễm nước ao nuôi.
Đối với các ao nuôi cá biển thường sử dụng thức ăn tươi sống, trong những ngày mưa nên hạn chế thức ăn tươi sống, vệ sinh khu vực cho cá ăn, phối trộn thuốc phòng bệnh tiên đắc với lượng 0,25g thuốc/1kg cá để phòng mội số loại bệnh thường gặp ở các loài cá nuôi.
Dùng thuốc Vikato rải trực tiếp xuống ao với lượng từ 400 - 500g/1000m3 để tiêu độc khử trùng và phòng bệnh ngoại ký sinh trùng cho ao nuôi cá.
Vệ sinh ao, vớt lá cây và rác thải khác ra khỏi ao nuôi.
2. Đối với khu vực nuôi ngao ngoài bãi triều
Người nuôi cần đề phòng hiện tượng ngọt hóa của môi trường nuôi ngao do lượng nước mưa tích tụ và lượng nước mưa tiêu úng từ nội đồng đổ ra. Với những bãi ngao đạt kích cỡ thương phẩm nên tiến hành thu hoạch ngay để tránh thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Kiểm tra vây lưới, kịp thời san ngao khi có hiện tường dạt vào chân vây, thực hiện tốt việc khai thông các vùng nước đọng, tránh hiện tượng ứ đọng nước ngọt cục bộ kéo dài làm chết ngao nuôi.
3. Đối với khu vực nuôi cá lồng
Kiểm tra gia cố dây neo, phao nâng, lồng bè, nếu có điều kiện di chuyển lồng bè đến khu vực an toàn.
Trung tâm Khuyến nông Thái Bình
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng, định hướng phát triển đất nước
- Khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh