Thứ 6, 10/01/2025, 22:53[GMT+7]

Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ

Thứ 5, 14/09/2023 | 17:05:29
12,931 lượt xem
Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc Bộ nên trong những ngày qua, tại Thái Bình có mưa, mưa vừa, cục bộ có mưa to và dông, nguy cơ bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh gây hại ở thời kỳ lúa trỗ làm giảm năng suất lúa mùa. Ngoài ra, theo điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, sâu đục thân hai chấm, sâu cuốn lá nhỏ dồn mật độ gây hại cục bộ trên trà lúa mùa trỗ bông sau 15/9 ở các huyện phía Bắc, sau 20/9 ở các huyện phía Nam; rầy lứa 7 nở sau ngày 20/9 trở đi gây cháy lúa từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 nếu không được phòng, trừ kịp thời.

Cán bộ Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Quỳnh Phụ kiểm tra, khoanh vùng diện tích lúa mùa cần phun thuốc phòng, trừ sâu bệnh hại.

Để bảo vệ lúa mùa, ngành nông nghiệp đề nghị các huyện, thành phố tiếp tục chỉ đạo các địa phương huy động nông dân phun thuốc phòng, trừ sâu bệnh cuối vụ: phòng, trừ sâu đục thân hai chấm cho diện tích có mật độ ổ trứng từ 0,2 ổ/m2 trở lên, tập trung trên trà lúa trỗ bông sau ngày 15/9 ở các huyện phía Bắc, sau ngày 20/9 ở các huyện phía Nam (những diện tích có mật độ ổ trứng cao từ 0,5 ổ/m2 trở lên phải phun kép: lần 1 khi lúa thấp tho trỗ, lần 2 khi lúa trỗ thoát hoàn toàn); phòng, trừ sâu cuốn lá nhỏ cho diện tích có mật độ sâu non từ 20 con/m2 trở nên, tập trung chủ yếu trên trà lúa trỗ bông sau ngày 20/9; phòng, trừ rầy cho những diện tích có mật độ rầy từ 1.500 con/m2 trở lên, khi rầy tuổi nhỏ; phòng bệnh đạo ôn cổ bông cho trà lúa còn đang trong giai đoạn chắc xanh và trỗ khi có thời tiết mưa kéo dài, nhiệt độ xuống thấp.

Đến ngày 15/9, tỉnh Thái Bình có khoảng 60.000ha lúa mùa đã trỗ bông, còn khoảng 15.000 ha lúa mùa trỗ bông sau ngày 15/9 chủ yếu tập trung tại các huyện Tiền Hải, Thái Thụy, Kiến Xương và thành phố Thái Bình.

Ngân Huyền

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày