Chủ động tái đàn vật nuôi
Với nhiều năm chăn nuôi, ông Lê Văn Tình, xã Bách Thuận (Vũ Thư) có kinh nghiệm trong việc tái đàn vật nuôi sau khi bán lứa lợn phục vụ thị trường tết Nguyên đán. Ông Tình cho biết: Những tháng đầu năm, thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường, đàn gia súc, gia cầm bị giảm sức đề kháng nên rất dễ phát sinh dịch bệnh. Vì vậy, bên cạnh việc lựa chọn con giống chất lượng, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh, tôi còn chú trọng sửa chữa hệ thống chuồng trại, xử lý chất thải cũ theo đúng quy định, khơi thông cống rãnh, vệ sinh tiêu độc khử trùng toàn bộ nền chuồng, sàn, tường bằng vôi bột và hóa chất Cloramin B... Chuồng trại của gia đình tôi xây dựng quy mô nuôi từ 800 - 1.000 con lợn. Thế nhưng đợt này tôi chỉ vào 200 lợn con, nâng tổng đàn lợn trong trang trại khoảng 500 con.
Tại Kiến Xương, bà Bùi Thị Minh Thành, Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện cho biết: Trước tết Nguyên đán, đàn lợn trên địa bàn huyện 39.783 con, đàn gia cầm 1.494.525 con, đàn trâu, bò 3.888 con, vật nuôi khác 5.137 con. Sau đợt xuất chuồng phục vụ thị trường tết Nguyên đán, hiện người chăn nuôi trên địa bàn huyện bắt đầu tái đàn lứa mới để bảo đảm nguồn cung thường xuyên cho thị trường. Do đó, huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền đến các hộ nông dân thực hiện tái đàn vật nuôi theo hướng chăn nuôi bền vững. Nhìn chung, các hộ tái đàn theo đúng quy định, thực hiện “phơi” chuồng, tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại và môi trường chăn nuôi, mua con giống bảo đảm chất lượng nên chưa phát sinh trường hợp tái đàn bị dịch bệnh. Ngoài ra, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện đã yêu cầu các xã, thị trấn trên địa bàn tăng cường hướng dẫn người chăn nuôi có biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng, hạn chế dịch bệnh.
Ông Phạm Thành Nhương, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết: Năm 2024, chăn nuôi toàn tỉnh đề ra mục tiêu tổng đàn lợn đạt 1,1 triệu con, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 245.000 tấn; đàn gia cầm duy trì khoảng 13,2 triệu con, trong đó đàn gà chiếm 80%, sản lượng thịt gia cầm hơi đạt 70.724 tấn; đàn trâu, bò phấn đấu đạt trên 76.000 con, sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng 16,4 nghìn tấn. Ngay từ đầu năm, ngành chuyên môn chỉ đạo, khuyến cáo, hướng dẫn các cơ sở, hộ chăn nuôi thực hiện tái đàn bảo đảm an toàn dịch bệnh. Trước khi thực hiện tái đàn, tăng quy mô chăn nuôi, người chăn nuôi cần tìm hiểu thông tin về dự báo và diễn biến thị trường, về lượng cung cầu, nơi tiêu thụ sản phẩm để đầu tư số lượng đàn sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, không tái đàn ồ ạt, nhất là tại các cơ sở chăn nuôi và vùng đã xảy ra dịch bệnh trong thời gian trước đó. Khi xuất bán xong sản phẩm chăn nuôi của lứa trước, chủ hộ cần dọn sạch các chất thải trong chuồng nuôi, sau đó rửa sạch nền, tường, khu vực cửa chuồng để khô rồi phun thuốc sát trùng. Trong khoảng thời gian để trống chuồng, hộ nông dân tu sửa lại hệ thống chuồng nuôi, hệ thống sưởi, hệ thống cấp nước, hàng rào, tường bao quanh khu vực chăn nuôi cũng như cổng ra vào, hố sát trùng, vệ sinh máng ăn, máng uống... Lựa chọn con giống có nguồn gốc xuất xứ, có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật của cơ quan thú y. Con giống nhập về phải nuôi cách ly theo dõi ít nhất 2 tuần. Vào những thời điểm thời tiết thay đổi đột ngột cần bổ sung vitamin, men tiêu hóa... để nâng cao sức đề kháng cho gia súc, gia cầm. Đối với gia súc, gia cầm còn nhỏ, cần chú ý thắp thêm bóng hồng ngoại; bổ sung thêm chất độn chuồng như trấu, mùn cưa, rơm rạ để giữ ấm. Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành chăn nuôi theo hướng đẩy mạnh phát triển chăn nuôi công nghiệp, hiện đại, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường; tiếp tục thúc đẩy chuyển dịch chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp. Mở rộng chăn nuôi truyền thống, hữu cơ hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao. Xây dựng các sản phẩm chăn nuôi chủ lực có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Hình thành và phát triển các vùng chăn nuôi trọng điểm. Khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín, hỗ trợ liên kết các khâu trong sản xuất theo chuỗi giá trị để giảm chi phí, chia sẻ lợi ích, rủi ro, nâng cao hiệu quả, giá trị gia tăng.
Các hộ chăn nuôi triển khai nhiều biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi khi tái đàn.
Mạnh Thắng
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng