Kiến Xương: Tập trung chăm sóc lúa xuân
Quốc Tuấn là một trong những xã có truyền thống gieo sạ khiến lúa cỏ phát triển nhiều, gây thiệt hại về năng suất. Nhưng ở vụ xuân năm nay tình trạng trên đã giảm rõ rệt bởi người dân đã thay đổi phương thức gieo cấy.
Tại cánh đồng thôn Bích Kê, ông Mai Văn Thủy cho biết: Nhà tôi cấy 1,5 mẫu chủ yếu giống lúa Đài thơm, Bắc thơm. Để hạn chế lúa cỏ phát triển, ngay từ khâu làm đất tôi đã đào một lớp đất trên bỏ đi, cày lật đất 2 lần và chuyển sang cấy máy. Vì thế, đến thời điểm này tình trạng lúa cỏ đã giảm hẳn so với mọi năm và nếu kết hợp tốt với công tác chăm sóc, phòng, trừ sâu bệnh, chuột gây hại chắc chắn tôi sẽ có vụ lúa xuân bội thu.
Ông Phạm Văn Thơ, Giám đốc HTX SXKD DVNN xã Quốc Tuấn khẳng định: Hầu như tất cả diện tích mọi năm bị nhiễm lúa cỏ nặng thì vụ này đã chuyển sang cấy máy nên diện tích bị nhiễm lúa cỏ chỉ còn rải rác. Đó là thành công lớn. Có được kết quả này là do HTX đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nên nhận thức của xã viên ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, để đạt năng suất, sản lượng cao, thời gian tới HTX sẽ tiếp tục tuyên truyền bà con tranh thủ ra đồng để phát hiện, nhổ bỏ lúa cỏ, đồng thời bón kali, phun phòng, trừ sâu bệnh đúng lịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Tại cánh đồng thôn Cao Bạt Đình, xã Nam Cao, ông Nguyễn Thiên Tuệ cho biết: Tôi cấy gần 1 mẫu lúa TBR225, hiện tại lúa phát triển tốt, đang ở giai đoạn cuối đẻ nhánh. Đây là vụ lúa thường đạt năng suất cao nên tôi đã áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăm bón. Trước khi cấy máy, tôi bón lót phân NPK, tới khi lúa bén rễ hồi xanh tiến hành bón thúc. Hiện nay, qua kiểm tra đã có hiện tượng sâu cuốn lá, dòi đục nõn, tuy nhiên tỷ lệ thấp nên tôi sẽ tiếp tục theo dõi để phun phòng nếu mật độ cao. Ngoài ra, từ ngày 10 - 25/4 sẽ tiếp tục bón kali cho lúa cứng cây chắc hạt, đồng thời ngày nào tôi cũng ra thăm đồng, đánh bắt chuột thủ công để cây lúa phát triển an toàn, trổ bông thuận lợi.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Thiên Hiếu, Giám đốc HTX SXKD DVNN xã Nam Cao: Trong tổng diện tích gieo cấy 264,2ha của xã, 45% diện tích lúa chất lượng cao, 70% diện tích cấy bằng máy. Toàn xã hiện có 22 máy cấy đã tác động mạnh đến việc chuyển đổi từ gieo sạ sang cấy máy, góp phần giảm tình trạng lúa cỏ và cỏ dại xuất hiện ở vụ lúa xuân. Hiện toàn bộ lúa xuân trên địa bàn xã phát triển tốt, chỉ có một số diện tích nhỏ bị nhiễm chua, dòi đục nõn, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn. Để bảo đảm năng suất, HTX đã tuyên truyền người dân phun phòng, trừ sâu bệnh với diện tích có mật độ cao và rắc vôi bột đối với diện tích bị nhiễm chua. Đến nay, HTX đã tổ chức 3 đợt đánh chuột và 1 lần thu mua chuột, góp phần giảm tỷ lệ chuột phá hại lúa xuân.
Theo ông Nguyễn Đức Thịnh, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Kiến Xương: Lúa xuân của huyện đang ở giai đoạn cuối đẻ nhánh, dự kiến lúa sẽ đứng cái phân hóa đòng từ ngày 5 - 25/4. Thời gian qua, thời tiết ban ngày nắng nóng, ẩm độ không khí cao, mưa nắng xen kẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của lúa xuân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho một số đối tượng sâu bệnh phát sinh và gây hại, đặc biệt là bệnh đạo ôn lá, rầy, sâu cuốn lá nhỏ, chuột. Qua kiểm tra cho thấy tỷ lệ chuột gây hại khoảng 20ha, tỷ lệ lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn khoảng 1ha, diện tích lúa phải phun phòng, trừ sâu cuốn lá nhỏ khoảng 1.000ha. Theo dự báo, chuột đang vào mùa sinh sản, nếu không đánh bắt quyết liệt sẽ có nguy cơ lúa xuân bị chuột phá hại gia tăng. Do đó, Trạm đã thông báo tới các xã, thị trấn tiếp tục phát động nhân dân đánh bắt chuột thủ công; phun phòng, trừ sâu cuốn lá nhỏ ở những nơi có mật độ cao. Tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn nông dân tích cực kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sâu bệnh thực hiện phòng, trừ hiệu quả. Đối với diện tích bị lúa cỏ, yêu cầu các địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân nhổ bỏ và cắt bỏ khi lúa trỗ để hạn chế mọc lại ở các vụ sau. Các xã, thị trấn tiếp tục chủ động điều tiết nước hợp lý và thông báo cho nhân dân bón kali từ ngày 10 - 25/4. Hiện tại, cán bộ của Trạm đã tăng cường về cơ sở lấy mẫu, điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo để có biện pháp ngăn chặn sự phát sinh, gây hại của sâu bệnh trên diện rộng trong thời gian tới.
Nông dân xã Quốc Tuấn phun phân bón qua lá để xử lý diện tích lúa bị đỏ.
Thu Thủy
Tin cùng chuyên mục
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội trao quà tết tại Thái Bình
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Gặp mặt cán bộ, hội viên Câu lạc bộ Lê Quý Đôn
- Khen thưởng 12 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác văn phòng cấp ủy
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”