Chủ nhật, 12/01/2025, 07:51[GMT+7]

Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân

Thứ 7, 13/04/2024 | 08:32:58
22,602 lượt xem
Thời điểm này, bệnh đạo ôn đã phát sinh trên đồng ruộng và dự báo có thể tiếp tục lan rộng trong thời gian tới.

Ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện, phòng, trừ sâu bệnh hại lúa xuân.

Bà Bùi Thị Mến, thôn Ái Quốc, xã Bình Định (Kiến Xương) vừa phun thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ và bệnh đạo ôn hại lá cho 1,2 mẫu ruộng của gia đình theo khuyến cáo của HTX SXKD DVNN. Tuy nhiên, qua kiểm tra đồng ruộng, vết bệnh đạo ôn trên một số khóm lúa vẫn có dấu hiệu lan ra. 

Bà Mến cho biết: Vì sáng sớm và ban đêm có sương mù dày đặc, thuốc phun trong ngày nắng yếu nên hiệu lực của thuốc giảm. Hàng ngày, tôi kiểm tra đồng ruộng, nếu diễn biến của bệnh nặng hơn tôi sẽ phun lại lần 2 và tranh thủ vào đầu giờ chiều Tuyên truyền nâng cao nhận thức người chăn nuôi Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm ở gia cầm nuôi và chim hoang dã, do virus gây ra, có thể gây chết gia cầm với tỷ lệ lên đến 100%. Virus có thể sống tới 35 ngày trong chuồng nuôi có nhiệt độ thấp, tới vài tháng trong phân gia cầm mắc bệnh, xác gia cầm chết, trong các sản phẩm thịt gia cầm đông lạnh. Đặc biệt, virus có thể lây nhiễm và gây bệnh cho người. Virus cúm gia Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân Phòng, chống cúm gia cầm trong thời điểm giao mùa để mặt lá khô hẳn, tăng tác dụng của thuốc. 

Ông Nguyễn Đức Thịnh, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Kiến Xương cho biết: Lúa xuân của huyện đang ở giai đoạn đẻ nhánh rộ, một số diện tích giai đoạn cuối đẻ nhánh. Những ngày qua, thời tiết ban ngày nắng nóng, ẩm độ không khí cao, mưa nắng xen kẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của lúa xuân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho một số đối tượng sâu bệnh phát sinh và gây hại, đặc biệt là bệnh đạo ôn lá, rầy, sâu cuốn lá nhỏ, chuột. Trạm đã có thông báo, hướng dẫn các địa phương phun trừ sâu cuốn lá nhỏ từ ngày 3 - 5/4 cho diện tích lúa có mật độ sâu từ 50 con/m2 trở lên, đồng thời phun thuốc phòng bệnh đạo ôn hại lá khi xuất hiện tỷ lệ bệnh từ 3% số lá trở lên. 

Tại huyện Đông Hưng, bệnh đạo ôn hại lá đang gia tăng trên các giống nhiễm như nếp các loại, TBR225, BC15... tỷ lệ nơi cao 5 - 10%, cá biệt 40 - 50%, đã xuất hiện khóm lùn lụi trên nếp và TBR225. Các địa phương đang tiến hành theo dõi sát để có phương án phun phòng, khoanh vùng kịp thời. 

Ông Nguyễn Xuân Thanh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phụ trách Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Đông Hưng cho biết: Vừa qua, chúng tôi đã khuyến cáo nông dân phun thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ cho những diện tích có mật độ từ 20 con/m2 trở lên của trà lúa đã bước vào giai đoạn phân hóa đòng, tập trung ở những ruộng xanh tốt, chân quẩn ven làng, vùng gần ánh sáng đèn... để bảo vệ lá đòng, lá công năng, tập trung ở các xã: Nguyên Xá, Trọng Quan, Đông Vinh... Sâu cuốn lá nhỏ đợt này gây hại diện hẹp và không đồng đều. Do đó, Trạm phân công cán bộ phối hợp với các địa phương xác định diện tích phun cho phù hợp, không phun tràn lan gây lãng phí, ô nhiễm môi trường. Đối với bệnh đạo ôn hại lá đang gia tăng, chúng tôi cũng đề nghị các địa phương tuyên truyền hướng dẫn nông dân kiểm tra đồng ruộng kịp thời phát hiện bệnh. Quan sát trên lá lúa thấy các vết bệnh có hình châm kim, hình thoi, màu xám tro tỷ lệ bệnh từ 3 - 5%, tranh thủ điều kiện thời tiết khô tạnh dùng thuốc hóa học để phòng, trừ. Đặc biệt, lưu ý phòng, trừ cho các giống lúa nếp, TBR225, Q5... Sau phun 5 - 7 ngày cần kiểm tra lại, nếu vết bệnh chưa khỏi cần tiếp tục phòng, trừ lần 2. 

Lúa xuân trong tỉnh đang ở giai đoạn đẻ nhánh rộ đến cuối đẻ nhánh, một bộ phận ở giai đoạn phân hóa đòng - làm đòng. Những ngày qua, do ảnh hưởng của gió Đông Nam ẩm, trên địa bàn tỉnh có mưa nhỏ, trời âm u, độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn hại lá tiếp tục phát sinh, phát triển. Qua điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, đến nay toàn tỉnh có khoảng 2.500ha lúa nhiễm bệnh đạo ôn, tập trung ở một số giống nhiễm; tỷ lệ bệnh trên giống nhiễm trung bình từ rải rác đến 3% số lá, nơi cao 10 - 20%, cá biệt 30 - 50% số lá và đã xuất hiện các khóm lùn lụi trên nếp, TBR225, nhiều vết bệnh mới, vết bệnh cấp tính đang phát triển có khả năng lây nhiễm cao. 

Ông Nguyễn Xuân Thanh cho biết thêm: Dự báo với điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển, sinh trưởng của cây lúa đang ở giai đoạn mẫn cảm, thời gian tới bệnh đạo ôn sẽ gây hại nặng trên giống nhiễm nếu không có biện pháp phòng, trừ hiệu quả, kịp thời. Chi cục đã có thông báo gửi các địa phương, trong đó khuyến cáo nông dân tích cực kiểm tra đồng ruộng, giữ nước nông trên ruộng để lúa làm đòng thuận lợi và tăng hiệu quả của việc phòng, trừ bệnh. Không phun các loại phân bón qua lá và các loại thuốc kích thích sinh trưởng, đặc biệt trên những diện tích lúa đang bị nhiễm bệnh đạo ôn, không bón đạm đơn nuôi đòng nuôi hạt. Phun thuốc phòng, trừ bệnh đạo ôn hại lá trên các giống nhiễm bệnh như nếp, TBR225, BC15... khi ruộng lúa có tỷ lệ bệnh từ 5% trở lên. Đối với những diện tích lúa bị bệnh nặng, trước khi phun thuốc phải vơ sạch những lá bị bệnh, sau khi phun thuốc từ 5 - 7 ngày cần kiểm tra lại, nếu thấy vết bệnh mới xuất hiện cần phun thuốc lại lần 2. Ngoài ra, đối với diện tích lúa trỗ bông trước ngày 5/5, đặc biệt là trên các giống lúa nhiễm bệnh nhất thiết phải được phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông 2 lần: lần 1 khi ruộng lúa thấp tho trỗ; lần 2 khi ruộng lúa trỗ thoát hoàn toàn.

Diện tích lúa phun thuốc trừ sâu bằng thiết bị bay không người lái ngày càng được mở rộng.

Ngân Huyền

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày