Nâng tầm mật ong thành sản phẩm OCOP
Cựu chiến binh Tô Hồng Sơn bắt đầu nuôi ong mật từ năm 1993 và hiện đã liên kết được 20 hộ thành viên tham gia sản xuất mật ong với tổng số hơn 200 tổ ong. Để đàn ong phát triển tốt, CCB Tô Hồng Sơn trồng thêm nhiều cây ăn quả như ổi, nhãn, mít, chuối... vừa để đàn ong có thể phát triển tốt vừa có thêm thu nhập.
Ông Sơn chia sẻ: Nhiều người cho rằng nuôi ong nhàn nhã, vì người nuôi chỉ cần làm tổ cho chúng, ong sẽ tự tìm thức ăn, tự làm mật dâng sự ngọt ngào cho con người, nhưng thực tế không phải vậy. Mỗi con ong chỉ có thể bay bình quân phạm vi từ 2 - 3km để kiếm mật hoa mang về tổ, chính vì thế mỗi khi hết mùa hoa thì gia đình tôi phải thuê xe để đem các tổ ong đến khu vực rừng sú, vẹt trên địa bàn huyện Thái Thụy để ong có thể lấy mật tốt hơn, duy trì tốt sự phát triển của đàn. Việc chăm sóc đàn ong cũng rất vất vả bởi vì vào mùa nguồn hoa cạn kiệt hoặc thay đổi thời tiết, theo bản năng tự nhiên đàn ong sẽ kéo đàn bay đi để tìm nơi có nguồn hoa mới. Ong cũng dễ mắc bệnh vào những thời điểm nhạy cảm như thế này. Khi ấy, người nuôi ong phải thấy được hiện tượng và có cách xử lý ngay, nếu không muốn “mất cả chì lẫn chài”. Vậy mới nói nuôi con ong cần phải kiên trì, tỉ mỉ, nếu không sẽ khó thành công. Cũng chính vì vậy mà chỉ sau một, hai năm phát triển rầm rộ, tôi cũng phải vận động các hộ gia đình thành viên tăng hoặc giảm số lượng tổ ong phù hợp để bảo đảm được chất lượng mật ong tốt nhất.
Năm 2023, xã Đông Hoàng phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao nhưng gặp khó khăn bởi địa phương chưa có sản phẩm OCOP. CCB Tô Hồng Sơn đã mạnh dạn đứng ra xây dựng thương hiệu sản phẩm mật ong Đông Hoàng để làm sản phẩm OCOP của địa phương, góp phần giúp địa phương hoàn thành sớm các tiêu chí xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Ông Sơn kể lại: Khi sản phẩm mật ong của tôi được các cơ quan chức năng đem đi kiểm định về chất lượng thì tôi hoàn toàn yên tâm bởi lâu nay các hộ gia đình liên kết nuôi ong lấy mật với gia đình tôi luôn tuân thủ mọi quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm mà tôi đã đề ra. Các hộ liên kết được tôi đến tận nhà để thu mua mật ong với giá thành cao nên họ thực hiện rất nghiêm các cam kết về chất lượng sản phẩm. Hiện nay, 20 thành viên tham gia sản xuất mật ong với gia đình tôi phân bố đều ở các địa phương trong tỉnh nhưng nhiều nhất là ở huyện Đông Hưng, Thái Thụy và Quỳnh Phụ. Mỗi năm, tôi xuất bán từ 600 - 700 lít mật ong với mức giá bình quân từ 250.000 - 300.000 đồng/lít tùy vào loại mật mà khách muốn mua. Sau khi trừ chi phí, mô hình tổng hợp của tôi thu về từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
Để nâng tầm sản phẩm mật ong của mình thành sản phẩm OCOP, CCB Tô Hồng Sơn đã chủ động đăng ký thương hiệu sản phẩm mật ong Đông Hoàng với cơ quan chức năng; có mã QR để người tiêu dùng có thể kiểm tra xuất xứ sản phẩm. Ông cũng chủ động tìm các bạn hàng lớn, các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch để quảng bá sản phẩm mà mình làm ra. Bên cạnh đó, các hộ thành viên được ông hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong lấy mật; cách tách ong chúa ra khỏi đàn để làm tổ mới; cam kết bao tiêu sản phẩm giúp các hộ nuôi ong yên tâm sản xuất.
Cựu chiến binh Tô Hồng Sơn giới thiệu về sản phẩm mật ong Đông Hoàng.
Ông Nhâm Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Đông Hoàng cho biết: CCB Tô Hồng Sơn là một trong những chi hội trưởng CCB gương mẫu trong phát triển kinh tế. Với cương vị là Phó Chủ tịch Hội CCB xã Đông Hoàng, ông luôn hăng hái tham gia, xây dựng phong trào phát triển; bản thân ông đã giúp nhiều hộ dân trong, ngoài xã làm giàu từ nghề nuôi ong mật và nâng tầm mật ong thành sản phẩm OCOP, giúp địa phương hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Từ cách làm của CCB Tô Hồng Sơn, MTTQ xã cùng các đoàn thể chính trị - xã hội thời gian tới sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm nuôi ong, từ đó góp phần duy trì và phát triển nghề nuôi ong lấy mật ở Đông Hoàng.
Tiến Đạt
Tin cùng chuyên mục
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội trao quà tết tại Thái Bình
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Gặp mặt cán bộ, hội viên Câu lạc bộ Lê Quý Đôn
- Khen thưởng 12 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác văn phòng cấp ủy
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”