Nho sữa Hàn Quốc trên đất Tây Đô
Trước kia, trên 1.200m2 đất chuyển đổi của gia đình ông Nguyễn Huy Xuân, thôn Nội Thôn chủ yếu trồng thanh long nhưng do không phù hợp với chất đất nên hiệu quả kinh tế không cao. Đầu năm 2023, sau nhiều lần tìm hiểu thông tin trên mạng, báo chí, ông đã mạnh dạn đầu tư hơn 200 triệu đồng chuyển đổi từ cây thanh long sang trồng gần 100 gốc nho sữa với quyết tâm “chinh phục” giống cây mới này.
Ông Nguyễn Huy Xuân cho biết: Loại nho này cho quả to, tròn, vỏ màu xanh mướt, khi chín có vị ngọt đậm, pha chút ngậy béo, thơm mùi sữa. Vài năm trở lại đây, nho sữa được bày bán khá nhiều tại các cửa hàng hoa quả nhập khẩu nên gia đình tôi đã quyết định nhân rộng giống nho mới này để phục vụ người tiêu dùng với giá cả hợp lý, thấp hơn so với giá nho nhập khẩu.
Theo ông Xuân, nho sữa Hàn Quốc còn được gọi là nho “quý tộc” vì giống nho này rất đắt và khó chăm sóc. Ngoài xây hệ thống nhà giàn, hệ thống tưới tự động thì việc cắt tỉa lá, cành cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng quả. Hiện những gốc nho của ông Xuân chỉ còn gần 2 tháng nữa sẽ cho thu hoạch, trung bình mỗi chùm nho khi chín có trọng lượng từ 600 - 700g, giá bán 200.000 - 250.000 đồng/kg.
Ông Xuân cho biết thêm: Đến thời điểm này, tôi không phải lo lắng đầu ra cho sản phẩm bởi nhu cầu thị trường khá cao. Ngoài xuất cho các mối buôn, cửa hàng hoa quả sạch, tôi sẽ mở cửa đón khách tham quan, mua sản phẩm ngay tại vườn.
Trên 1.200m2 đất chuyển đổi, ông Nguyễn Huy Xuân trồng gần 100 gốc nho sữa.
Cũng giống như ông Xuân, đầu năm 2022, ông Nguyễn Văn Phi, thôn Nội Thôn bước đầu thí điểm 1.400m2 diện tích đất ruộng trồng 600 gốc nho sữa Hàn Quốc và nho tím. Để cây nho phát triển tốt, ông Phi đã đầu tư hệ thống tưới nước tự động phun sương và nhỏ giọt kết nối với điện thoại di động qua phần mềm chuyên dùng để điều khiển từ xa. Đồng thời, bên trên ông làm mái vòm nilon trong suốt, bên dưới sử dụng bạt đen che toàn bộ phần gốc cây với chi phí ban đầu hơn 600 triệu đồng. Toàn bộ quá trình canh tác được kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tối đa sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.
Ông Phi chia sẻ: Tôi tự tìm hiểu quy trình làm vườn, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây để cây cho ra nhiều hoa và đậu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng để áp dụng vào mô hình của mình... Để cây ra nhiều quả to, chùm đẹp và đều, khi nho ra quả non phải tỉa bớt quả, tạo hình cho chùm. Đây là vụ đầu tiên nho ra quả nhưng hứa hẹn một vụ nho giành thắng lợi.
Ngoài nho sữa Hàn Quốc, ông Nguyễn Văn Phi còn trồng thêm nho tím nhập ngoại, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Không chỉ trồng nho sữa, ông Phi còn kết hợp trồng gần 100 gốc nho tím. Để quảng bá cho sản phẩm, ông Phi tích cực ứng dụng công nghệ thông tin đưa hình ảnh vườn nho lên các trang mạng xã hội như: facebook, zalo... Hiện tại, gia đình ông đang kết nối với hệ thống các siêu thị tại Hà Nội và các cửa hàng hoa quả sạch để bao tiêu sản phẩm. Thời gian tới, gia đình ông Phi sẽ tiếp tục mở rộng thêm 3 sào ruộng để trồng nho sữa Hàn Quốc kết hợp với làm du dịch sinh thái nhằm thu hút khách tham quan, trải nghiệm ngay tại vườn.
Ông Nguyễn Xuân Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tây Đô cho biết: Hội Nông dân xã đã đứng ra tín chấp với các ngân hàng tạo điều kiện cho các hội viên vay vốn có thêm kinh phí để mở rộng sản xuất. Qua đánh giá bước đầu cho thấy 2 giống nho có nhiều triển vọng để phát triển và nhân rộng mô hình nhằm đa dạng các loại cây trồng tại địa phương, hướng đến xây dựng mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp ngay tại quê hương. Đồng thời là địa điểm hấp dẫn để bà con nông dân trên địa bàn huyện, xã đến tham quan, học hỏi để áp dụng sản xuất.
Lựa chọn các cây trồng có giá trị kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho nông dân là chủ trương được huyện Hưng Hà quan tâm đầu tư, khuyến khích. Việc đưa vào gieo trồng giống nho sữa Hàn Quốc tại xã Tây Đô đang cho “kết quả kép” - đó là hướng đến nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch ngay trên đồng đất quê hương.
Mô hình trồng nho sữa Hàn Quốc của ông Nguyễn Huy Xuân bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.
Thanh Thủy
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng