Kiến Xương: Các mô hình nông nghiệp công nghệ cao khôi phục sản xuất
Năm 35 tuổi, anh Lê Văn Túc, thôn Khả Phú, xã Bình Thanh đầu tư gần 1,4 tỷ đồng xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Với sự sáng tạo của mình, 2 năm qua anh Túc đã biến vùng đất trũng thành nơi thu tiền tỷ. Với diện tích hơn 2.000m2, phía trên anh làm giàn trồng 3 vụ dưa lưới, 1 vụ cà chua, ớt chuông/năm với hơn 5.000 gốc, phía dưới thả cá lăng và cá chuối hoa với số lượng 15.000 con. Nếu thời tiết thuận lợi, anh Túc thu lãi 1,3 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, bão số 3 đã làm toàn bộ nhà màng bị đổ, 1.300 cây dưa lưới đang thời kỳ thu hoạch, 1.800 cây dưa đang chuẩn bị ra hoa, 2.000 cây dưa giống bị hỏng hoàn toàn, hơn 10.000 con cá chuối hoa và cá lăng theo dòng nước cuốn đi.
Anh Túc cho biết: Thiệt hại là rất lớn, ước tính gần 1 tỷ đồng nhưng tôi sẽ quyết tâm làm lại từ đầu. Gần 10 ngày qua, tôi đã thuê thợ về dựng lại khung, tận dụng những gì còn dùng được, làm lại giá thể, gây cây giống để tới cuối tháng 10 bắt đầu trồng lại hơn 6.000 cây dưa và ớt chuông, nhập 15.000 con cá lăng, cá chuối về nuôi với tổng chi phí đầu tư lại ước tính khoảng 500 triệu đồng.
Ông Vũ Hoài Nhân, thôn Tri Lễ, xã Vũ Lễ cho biết: Cuối năm 2021, tôi đầu tư 400 triệu đồng làm mô hình nhà màng với diện tích 1.000m2 để trồng dưa lưới. Ai cũng cho rằng tôi tham làm vì đã gần 70 tuổi, sức khỏe có hạn nhưng vì đam mê nên tôi vẫn quyết tâm thực hiện. Với 3.000 gốc dưa lưới/vụ, mỗi năm thu 2 vụ, trừ chi phí tôi thu lãi trên 100 triệu đồng. Cứ nghĩ một, hai năm sau sẽ lấy lại vốn, ai ngờ bão số 3 quá mạnh nên toàn bộ nhà màng đổ sập hoàn toàn. Khó khăn chồng chất khó khăn, vốn bỏ ra chưa kịp thu hồi nay lại bị thiệt hại, nhưng do gắn bó với sản xuất nông nghiệp từ hàng chục năm qua, đã từng mất mùa do mưa bão nên tôi vẫn quyết tâm vực dậy, đầu tư làm lại nhà màng, phát triển sản xuất. Chưa biết sẽ tận dụng lại được những gì nhưng dù phải bỏ ra số tiền bằng lúc đầu tư mới tôi cũng chấp nhận để mô hình hoạt động trở lại, bù đắp dần những thiệt hại do bão gió gây ra. Tuy nhiên, mong muốn nhất của tôi là sự hỗ trợ, động viên kịp thời của nhà nước về vốn, giống để chúng tôi có thêm động lực sản xuất.
Ông Nguyễn Thái, xã Bình Định là người đầu tiên thực hiện mô hình nhà màng ở Kiến Xương cũng không tránh khỏi thiệt hại do bão số 3 gây ra. Ông cho biết: Cách đây 7 năm, tôi đã đầu tư hơn 200 triệu đồng để làm hơn 400m2 nhà màng trồng gần 1.000 gốc dưa, xoay vòng 3 vụ dưa lưới, 1 vụ dưa chuột/năm. Cách đây 3 năm, tôi tiếp tục đầu tư thêm 1.000m2 nhà màng theo thiết kế chịu lực được gió bão giật cấp 12 giống như mô hình ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Từ đó, tôi áp dụng khoa học kỹ thuật vào gieo trồng, chăm sóc theo quy trình khép kín nên cả hai khu nhà màng trồng dưa đều sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất cao. Bình quân mỗi năm tôi thu hoạch trên 10 tấn dưa lưới, dưa chuột, trừ chi phí thu về trên 300 triệu đồng. Tuy nhiên, bão số 3 quá mạnh khiến hơn 400m2 nhà màng xây dựng thời kỳ đầu bị gãy đổ, toàn bộ cây dưa giống bị hỏng hoàn toàn, thiệt hại khoảng 100 triệu đồng. Để khôi phục lại sản xuất, vừa qua tôi đã làm lại nhà màng với chi phí hơn 100 triệu đồng theo thiết kế mới để tiếp tục duy trì hiệu quả từ mô hình, đẩy mạnh phát triển sản xuất, đưa nông sản sạch ra thị trường.
Ông Đinh Công Mấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kiến Xương khẳng định: Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã tạo ra những sản phẩm sạch, đem lại giá trị kinh tế cao, góp phần không nhỏ vào giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên, hầu hết các mô hình đều bị thiệt hại do bão số 3 gây ra song lại không nằm trong danh mục được hưởng hỗ trợ theo Nghị định số 02 của Chính phủ và chưa bảo đảm về quy mô để được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết số 08 của HĐND tỉnh. Vì thế, Phòng sẽ tiếp tục tham mưu để huyện đề xuất với tỉnh nghiên cứu, xem xét và kiến nghị Chính phủ hỗ trợ, động viên các gia đình làm mô hình này có thêm động lực đầu tư, khôi phục sản xuất sau những thiệt hại do thiên tai gây ra.
HTX Thủy canh nông xanh Garden, xã Hòa Bình đã tháo toàn bộ nhà màng để khôi phục lại sản xuất.
Thu Thủy
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội tiếp tục thảo luận về các dự án luật
- Chống lãng phí - Thông điệp mạnh mẽ của Tổng Bí thư Tô Lâm
- Hội nghị Ban Chỉ đạo thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Họp thống nhất nội dung đề xuất phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án tuyến đường bộ cao tốc CT.08
- Quốc hội thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
- UBND tỉnh làm việc với các nhà đầu tư Hàn Quốc
- Sớm triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
- Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn và Luật Công chứng