Nông dân Đông Hưng: Phấn khởi thu hoạch cây vụ đông sớm
Có mặt trên cánh đồng thôn Tây Bình Cách, xã Đông Xá, ngay từ sáng sớm, không khí thu mua cây bí của nông dân địa phương đã trở nên tấp nập. Nhanh tay cắt những quả bí đỏ đã đến kỳ thu hoạch, ông Nguyễn Xuân Biên phấn khởi cho biết: Vụ đông năm 2024, gia đình tôi trồng 1 mẫu chủ yếu là cây bí đỏ, đến nay mới cho thu hoạch được 1 tạ với giá thu mua 5.000 đồng/kg. Mặc dù giá thu mua không cao nhưng ổn định từ đầu vụ nên cũng tạo được tâm lý phấn khởi trong nông dân chúng tôi.
Ông Phạm Xuân Thiệu, Phó Giám đốc HTX SXKD DVNN xã Đông Xá cho biết: Theo kế hoạch, vụ đông năm 2024, xã Đông Xá dự kiến gieo trồng hơn 100ha. Ngay sau bão số 3, nông dân địa phương đã nhanh chóng mua giống mới trồng bổ sung phần diện tích bị thiệt hại nên đến nay, diện tích gieo trồng cây vụ đông ưa ấm của Đông Xá không bị ảnh hưởng nhiều. Toàn xã đã có hơn 200 hộ gia đình trồng cây bí xanh và bí đỏ với tổng diện tích khoảng 90ha. HTX SXKD DVNN xã cũng tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo nông dân các biện pháp chăm sóc, bảo vệ để cây bí phát triển tốt nhất và đem lại hiệu quả cao nhất.
Tại xã An Châu, sau gần 2 tháng trồng, chăm sóc, 4 sào cây dưa chuột của gia đình chị Đào Thị Hiền, thôn An Nạp đã cho thu hoạch. Ngoài cây dưa chuột, gia đình chị Hiền còn trồng hơn 2 mẫu cây bí đỏ, dự kiến đầu tháng 11/2024 sẽ cho thu hoạch.
Chị Hiền chia sẻ: Vụ đông từ lâu đã trở thành vụ mang lại thu nhập chính cho gia đình tôi bởi thu nhập từ cây vụ đông gấp nhiều lần cấy lúa, lại tiết kiệm chi phí sản xuất và công lao động. Mặc dù mới chỉ thu hoạch được gần 2 tuần nhưng gia đình tôi đã thu được gần 16 triệu đồng tiền dưa chuột. Ước tính sau khi trừ chi phí, vụ đông năm nay, gia đình tôi thu lãi khoảng 50 triệu đồng. Số tiền đó phần nào bù lại thiệt hại từ sản xuất lúa mùa do ảnh hưởng của bão số 3 nên gia đình tôi rất phấn khởi.
Vụ đông năm 2024, xã An Châu phấn đấu gieo trồng 170 - 180ha, trong đó cây vụ đông ưa ấm 110ha bao gồm cây dưa chuột, bí ngô 80ha và cây ngô 30ha. Đến nay, 40 - 50ha cây dưa chuột và bí ngô của nông dân địa phương đã cho thu hoạch.
Ông Đào Ngọc Thuấn, Giám đốc HTX SXKD DVNN xã An Châu cho biết: Do giá cả thu mua ổn định từ đầu vụ thu hoạch nên bà con nông dân rất phấn khởi. Ngoài cơ chế hỗ trợ của tỉnh và huyện về giống cây bí ngô và cây ngô, HTX còn hỗ trợ nông dân địa phương về thủy lợi và cung ứng phân bón trả chậm đến cuối vụ, từ đó góp phần giúp nông dân yên tâm sản xuất. Từ nay đến cuối vụ, HTX tập trung tuyên truyền, hướng dẫn nông dân địa phương tiếp tục chăm sóc phần diện tích cây vụ đông ưa ấm chưa thu hoạch, đồng thời chuẩn bị gieo trồng cây vụ đông ưa lạnh nhằm phấn đấu hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.
Thương lái thu mua dưa, bí ở ngay tại cánh đồng thôn An Nạp, xã An Châu.
Đến nay, huyện Đông Hưng đã gieo trồng được 3.700ha cây vụ đông, trong đó có 2.550ha cây vụ đông ưa ấm gồm: ngô, dưa, bí và rau màu các loại. Để khuyến khích các địa phương mở rộng diện tích trồng cây vụ đông, bù đắp thiệt hại vụ mùa, huyện Đông Hưng đã cấp phát hơn 75 tấn giống hỗ trợ của tỉnh, của huyện cho nông dân sản xuất vụ đông; trong đó có 1.540kg ngô HN88, 33,61kg bí xanh, 141,25kg bí đỏ và 73.700kg khoai tây.
Ông Lã Quý Thắng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Thời điểm này, nhiều diện tích cây vụ đông đã trồng ở một số địa phương trong huyện đã cho thu hoạch. Bên cạnh niềm vui thu hoạch, tiêu thụ cây vụ đông sớm, nông dân các địa phương đang tiếp tục mở rộng diện tích trồng nhóm rau, củ ưa lạnh để tăng giá trị trên một đơn vị diện tích. Thời gian tới, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tiếp tục chỉ đạo các HTX SXKD DVNN chủ động cung ứng vật tư phân bón, hướng dẫn kỹ thuật giúp nông dân chăm sóc, phòng, trừ sâu bệnh cho các loại cây trồng có hiệu quả. Cùng với đó, nông dân các địa phương cũng cần đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, hiệu quả trên đơn vị diện tích đất canh tác, nâng cao chất lượng và kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật...
Vụ đông năm 2024, gia đình ông Nguyễn Xuân Biên, thôn Tây Bình Cách, xã Đông Xá trồng 1 mẫu chủ yếu là cây bí đỏ.
Minh Hương
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực phát triển
- Trên 1,3 triệu đại biểu tham dự hội nghị triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
- Bế mạc kỳ họp thứ tám Quốc hội khoá XV
- Trao giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIX năm 2024 cho 36 thanh niên xuất sắc tiêu biểu
- Thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận số 21-KL/TW
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật
- Diễn đàn thanh niên phát triển kinh tế xanh, bền vững
- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh Thái Bình năm 2024
- Lễ phát động “300 ngày chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh