“Đứa con đầu lòng” cuả nông nghiệp hữu cơ
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 đề ra mục tiêu và giải pháp đẩy mạnh “phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất hàng hóa có giá trị và chất lượng theo nhu cầu của thị trường” và “đẩy mạnh nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với phát triển công nghiệp chế biến... tạo sức bật và đem lại sự đột phá mới trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh”. Từ các chủ trương về phát triển nông nghiệp, sự hỗ trợ, đồng hành của ngành nông nghiệp cùng việc tạo điều kiện của chính quyền địa phương là “mảnh đất màu mỡ” để những người nông dân mạnh dạn bắt nhịp với phương thức sản xuất mới.
“Bỏ giám đốc về làm nông dân”, đó là nhận xét nhiều người nói về anh Nguyễn Công Tới, xã Thụy Thanh (Thái Thụy). Chấp nhận khó khăn, vất vả, thậm chí ngày ngày bám trụ trên đồng ruộng, anh Tới đã trở thành một trong “đại điền” có tiếng không chỉ về quy mô sản xuất mà còn là người đầu tiên, duy nhất sở hữu sản phẩm lúa, gạo được chứng nhận hữu cơ của tỉnh. Anh Tới chia sẻ: “Rẽ ngang” sang nông nghiệp, sau một thời gian bám ruộng, tôi hiểu những trăn trở, lo toan và cả thách thức của người nông dân thời kỳ hội nhập. Mình là người tạo ra sản phẩm, mình phải chủ động thị trường, định giá cho sản phẩm chứ không phải thụ động cầu mong “được mùa, được giá”. Được sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp, tôi đã quy hoạch vùng 11ha sản xuất theo hướng hữu cơ. Qua 3 năm, 6 vụ cải tạo đất, tháng 10 vừa qua, sản phẩm lúa, gạo gieo cấy theo hướng hữu cơ đã chính thức được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ.
Sản xuất hữu cơ tuân theo quy trình nghiêm ngặt.
Ông Trần Quốc Dương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết: Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ tuân thủ các nguyên tắc chung của sản xuất nông nghiệp hữu cơ và các nguyên tắc của trồng trọt hữu cơ như duy trì và tăng cường độ phì nhiêu của đất tự nhiên, sự ổn định và độ tơi xốp của đất, giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng chủ yếu thông qua hệ sinh thái đất. Duy trì sức khỏe cây trồng bằng các biện pháp phòng ngừa như lựa giống cây trồng thích nghi với điều kiện sinh thái của địa phương, có khả năng chống chịu sinh vật gây hại bảo vệ thiên địch của sinh vật gây hại. Đối với thuốc bảo vệ thực vật, các chất được sử dụng phải có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh hoặc chất khoáng và có thể phải trải qua các quá trình vật lý, enzym hóa, vi sinh học... Sau thời gian cải tạo từ 3 - 4 vụ thì chất dinh dưỡng trong đất ổn định và cây lúa bắt đầu phát triển tốt, cho năng suất cao. Dù tốn công sức nhưng hiệu quả mà nó mang lại là rất lâu dài. Từ thành công của mô hình tại xã Thụy Thanh, thời gian tới, ngành nông nghiệp tiếp tục nhân rộng ra các địa phương, đưa sản xuất trồng trọt của tỉnh phát triển bền vững.
Ông Nguyễn Văn Minh, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng nhận và giám định TTP - đơn vị chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ cho mô hình cho biết: Sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe về vùng trồng, nước tưới, áp lực sâu bệnh, giống (phải là giống thuần, giống hữu cơ)... Có được chứng nhận đã khó, việc duy trì còn khó khăn hơn, do đó rất cần sự đồng hành, giúp đỡ của ngành nông nghiệp với chủ thể, địa phương. Theo chia sẻ của anh Tới, nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch, an toàn rất lớn. Gạo thu hoạch từ mô hình đều được người quen, bạn bè đặt mua. Tuy nhiên, để có bước đi dài hơi, anh đang hoàn thiện bao bì, mẫu mã, xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Ông Nguyễn Văn Lưu, Chủ tịch UBND xã Thụy Thanh cho biết: Qua 6 vụ, mô hình sản xuất lúa hữu cơ của anh Tới đã giúp người nông dân dần thay đổi nhận thức về làm lúa gạo sạch. Phương pháp canh tác này không chỉ bảo vệ môi trường, sức khỏe con người mà còn tạo ra sản phẩm gạo có giá trị trên thị trường. Đây sẽ là tiền đề để xã xây dựng vùng quy hoạch tập trung sản xuất lúa hữu cơ trong những năm tới.
Sản xuất lúa hữu cơ như một cuộc cách mạng. Hy vọng rằng, thời gian tới, sẽ có thêm những sản phẩm lúa, gạo được công nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ, từ đó “giác ngộ” để nông dân từng bước bỏ tập quán, tư duy canh tác cũ, bước vào một chương mới trong sản xuất nông nghiệp.
Ngân Huyền
Tin cùng chuyên mục
- Sắc xuân trên làng hoa, cây cảnh ở Đông Hưng 17.01.2025 | 08:56 AM
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
Xem tin theo ngày
- Tổng duyệt lần cuối chương trình lễ kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Đông Hưng
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa xuân năm 2025
- Thông điệp chúc Tết Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch nước Lương Cường
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy: Thăm, chúc tết và kiểm tra công tác chuẩn bị đón giao thừa tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại thành phố Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Kiểm tra, chúc tết các cơ quan, đơn vị, địa phương
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tình hình an ninh trật tự, chúc tết một số địa phương, đơn vị
- Thư chúc tết của đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
- Đoàn kết thống nhất, đổi mới sáng tạo, tăng tốc bứt phá, vững tin cùng cả nước tiến vào kỷ nguyên mới
- Một số hình ảnh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm, làm việc tại Thái Bình và hoạt động nổi bật của các đồng chí lãnh đạo tỉnh năm 2024