Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
Trang trại nuôi gà đẻ của ông Nguyễn Văn Thoa, xã Thụy Việt (Thái Thụy) sử dụng đệm lót sinh học góp phần bảo vệ môi trường chăn nuôi.
Gia đình anh Lương Văn Tiến, xã Kim Trung (Hưng Hà) tham gia dự án chăn nuôi ATSH do Chi cục Chăn nuôi và Thú y triển khai. Chuồng trại được đầu tư hệ thống làm mát, quạt thông gió, dọn vệ sinh và phun khử trùng tiêu độc định kỳ; môi trường chung quanh chuồng trại, đường đi thường xuyên được rải vôi bột. Trang trại thường xuyên duy trì 300 con lợn thịt, 20 lợn nái, là điểm trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi cho nhiều hộ dân đến tham quan, học tập.
Anh Tiến cho biết: Được tham gia mô hình chăn nuôi ATSH tôi rất mừng vì trang trại đã không còn ô nhiễm, đàn lợn phát triển khỏe mạnh, không dịch bệnh. Quá trình nuôi, lợn được tiêm đầy đủ các loại vắc-xin và bổ sung các loại men vi sinh, khoáng chất giúp tiêu hóa tốt, tăng sức đề kháng. Từ khi áp dụng phương pháp chăn nuôi ATSH, trang trại chưa xảy ra dịch bệnh.
Minh chứng rõ nhất cho những thay đổi khi áp dụng đúng quy trình và các biện pháp chăn nuôi ATSH tại trang trại nuôi vịt của bà Phạm Thị Hồng Oanh, xã Vũ Đông (thành phố Thái Bình) là tỷ lệ hao hụt đầu con đã giảm.
Bà Oanh chia sẻ: Để đàn vịt gần 1.000 con phát triển khỏe mạnh, trong quá trình nuôi phải đặc biệt lưu ý bảo đảm ATSH như chọn nguồn gốc vịt từ nhà cung cấp uy tín, vịt không mang theo các loại bệnh truyền nhiễm. Chuồng trại được vệ sinh định kỳ, sử dụng các phương pháp sát trùng hiệu quả nhất. Việc thực hiện quy trình kiểm soát và sát trùng đúng cách đã giúp giảm thiểu rủi ro lây nhiễm bệnh, tạo ra sản phẩm an toàn và tăng năng suất chăn nuôi.
Trang trại chăn nuôi lợn của anh Lương Văn Tiến, xã Kim Trung (Hưng Hà) thường xuyên xử lý môi trường bảo đảm an toàn sinh học.
Không chỉ có trang trại của anh Tiến, bà Oanh phát triển theo hướng chăn nuôi ATSH mà nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cũng tích cực áp dụng chăn nuôi ATSH. Ngành chăn nuôi của tỉnh đã từng bước chuyển đổi theo hướng tăng quy mô trang trại, giảm quy mô chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ. Toàn tỉnh hiện có 1.558 trang trại, trong đó 39 trang trại chăn nuôi quy mô lớn (chiếm 2,5%); 491 trang trại chăn nuôi quy mô vừa (chiếm 31,5%), 1.028 trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ (chiếm 66%). Tỷ lệ chăn nuôi theo phương thức trang trại, công nghiệp đã đạt khoảng 50% đối với chăn nuôi lợn, 40% đối với chăn nuôi gia cầm và khoảng 20% đối với chăn nuôi trâu, bò.
Ông Phạm Văn Lý, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: Chăn nuôi ATSH đối với các cơ sở chăn nuôi là việc thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, vệ sinh thú y nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ sở chăn nuôi và tiêu diệt mầm bệnh tồn tại bên trong cơ sở chăn nuôi đó, không để vật nuôi phát bệnh. Thời gian qua, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã hướng dẫn các địa phương, cơ sở chăn nuôi tổ chức quản lý, phát triển sản xuất chăn nuôi bảo đảm ATSH, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Toàn tỉnh có 18.050 công trình biogas xử lý chất thải chăn nuôi, các trang trại chăn nuôi quy mô lớn sử dụng các công trình biogas loại từ 30 - 200m3 lắp đặt liên hoàn, hồ khí sinh học bằng bạt nhựa HDPE và có một số mô hình chăn nuôi trâu, bò sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường cho hiệu quả tốt. Áp dụng chăn nuôi ATSH và tiêm vắc-xin phòng bệnh trong chăn nuôi là những biện pháp hiệu quả nhất trong phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như lở mồm long móng, cúm gia cầm, viêm da nổi cục, bệnh dịch tả lợn châu Phi..., giúp nâng cao hiệu quả chăn nuôi và phát triển bền vững. Tại các địa phương trong tỉnh, người dân cũng đã có ý thức trong công tác bảo vệ môi trường chăn nuôi, mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng kín, máng ăn, nước uống tự động, đệm lót sinh học, sử dụng công nghệ xử lý chất thải, áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi VietGAP để mang lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.
Chăn nuôi ATSH là hướng đi cần thiết, mang lại hiệu quả bền vững cho ngành chăn nuôi, góp phần bảo vệ môi trường. Thời gian tới, ngành nông nghiệp tiếp tục triển khai nhiều mô hình chăn nuôi ATSH tại các địa phương, từng bước góp phần cung cấp sản phẩm chăn nuôi an toàn, đem lại lợi ích sức khỏe cho cộng đồng.
Mạnh Thắng
Tin cùng chuyên mục
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt đợt phòng trừ sâu bệnh bảo vệ lúa xuân 29.04.2025 | 19:02 PM
- Gieo trồng cây màu vụ xuân đạt gần 98% kế hoạch 17.03.2025 | 16:46 PM
- Sắc xuân trên làng hoa, cây cảnh ở Đông Hưng 17.01.2025 | 08:56 AM
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
Xem tin theo ngày
-
Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp phải phục vụ tốt cho hoạt động quản lý nhà nước, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải
- Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh
- Chuẩn bị tốt các điều kiện để khởi công Dự án cao tốc CT.08; Khu công nghiệp Hưng Phú; Lễ động thổ dự án Nhà máy sản xuất ô tô GEL-O&J
- Phấn đấu khởi công dự án tuyến đường CT.08 vào ngày 12/5/2025
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao quyết định công tác cán bộ tại Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
- Khai mạc tuần du lịch tỉnh Thái Bình và khai trương phố đi bộ Đinh Tiên Hoàng