Khơi dậy tiềm năng vùng đất ven sông
Ông Nguyễn Quý Thanh, Chủ nhiệm HTX DVNN Quang Bình thăm và kiểm tra sự phát triển của cánh đồng ngô.
Dọc theo quốc lộ 39B, ven sông Kiến Giang hiền hòa, đoạn qua xã Quang Bình là vùng đất bãi phì nhiêu, cây trồng quanh năm tươi tốt. Những ngày này, về Quang Bình chúng tôi thấy bà con nông dân đang hăng say làm việc tại những ruộng ngô. Chị Nguyễn Thị Loan, xóm 8 cho biết: Vùng bãi chất đất phì nhiêu, màu mỡ, dễ canh tác, phù hợp với cây màu, đặc biệt là cây ngô. Vừa qua, do ảnh hưởng của bão số 14 vào đúng thời điểm ngô đang trổ cờ, cây ngô bị đổ rạp. Rút kinh nghiệm từ những cơn bão trước, xã tuyên truyền, hướng dẫn bà con không ép dựng cây ngô ngay vì dễ làm đứt rễ mà để tự sau 2 - 3 tuần cây ngô sẽ tự ngóc dậy.
Vì vậy, cây ngô phục hồi tốt, chất lượng hạt ngô không bị ảnh hưởng nhiều. Ðến nay, ruộng ngô phát triển tốt, trung tuần tháng 12 cho thu hoạch với năng suất khoảng 1,4 tạ/sào. Chị Loan cho biết thêm: “Gia đình tôi trồng 2 sào ngô, mỗi năm hai vụ cho thu khoảng 7 tạ, dùng làm thức ăn chăn nuôi. Trồng ngô, nuôi lợn giảm được chi phí đầu vào, tận dụng được phân phục vụ sản xuất”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quý Thanh, Chủ nhiệm HTX DVNN Quang Bình cho biết: Vùng đất bãi ven sông Kiến Giang trước kia là vùng đất trũng, khó canh tác, cấy lúa, trồng khoai đều kém hiệu quả. Vì vậy, UBND xã quyết định chuyển đổi sang trồng các loại cây khác phù hợp hơn. Xã thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; vận động bà con đưa vào trồng thử nghiệm các giống cây mới nhằm khai thác, tận dụng tiềm năng đất.
Từ đó, các hộ dân mạnh dạn chuyển đổi, thuê máy hút bùn để bồi đắp tăng thêm độ cao, độ phì nhiêu cho đất và tiến hành sản xuất. Thời gian đầu, bà con nông dân chủ yếu trồng khoai, lạc nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Nhận thấy cây ngô phù hợp với chất đất, dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh nên bà con nông dân chuyển sang trồng 2 vụ ngô, 1 vụ đậu tương. Cây ngô phát triển tốt, năng suất và sản lượng cao vì thế nhiều gia đình chuyển diện tích cấy lúa sang trồng ngô và rau màu.
Ðiển hình như gia đình anh Phan Văn Bình, thôn Hoa Thắng với 3 mẫu đất anh trồng xen canh: ngô, lạc, cà chua, đậu tương… mỗi năm cho thu nhập trên 70 triệu đồng; gia đình các ông Nguyễn Văn Bính, Nguyễn Mạnh Tuấn chuyển đổi hơn 1 mẫu ruộng sang trồng ngô, đậu tương cho thu nhập hàng chục triệu đồng. Xã có 37 ha đất bãi, riêng cây ngô chiếm 70 - 80% diện tích. Nhờ trồng ngô mà chăn nuôi trong xã phát triển, đến nay toàn xã có hàng chục trang trại, gia trại; trên 3.000 con gia súc và 14.000 con gia cầm. Ngoài cây ngô, người dân trong xã còn đưa các loại rau màu như: cà chua, khoai tây, bầu, bí… vào sản xuất. Một số hộ mạnh dạn trồng các loại cây như: nhãn, vải, hòe… bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.
Gia đình bà Phạm Thị Hoa, xóm 8 cũng có 2 sào đất bãi trồng bí và rau cải các loại. Nhìn những luống rau tươi tốt, bà vui vẻ nói: “Hai vợ chồng tôi tuổi đã cao nên không làm được nhiều. Với 2 sào bãi, chúng tôi xen canh gối vụ, trồng ngô, đậu tương, bí và rau cải cho thu nhập khá nhưng công việc bận mải lắm. Thời gian tới, chúng tôi dự định chuyển sang trồng hòe để giảm chi phí sản xuất và công chăm sóc”. Bà Nguyễn Thị Hồng, đang thu hòe ở ruộng bên cạnh phấn khởi cho biết: “Gia đình tôi neo người nên mấy năm nay chuyển từ trồng ngô sang trồng hòe. Trồng hòe cho thu nhập khá, lại có thể trồng xen các loại rau bầu, bí cho thêm nguồn thu nhập”.
Ông Nguyễn Quý Thanh cho biết thêm: Bên cạnh việc chú trọng khai thác tiềm năng diện tích đất bãi phát triển kinh tế, người dân Quang Bình còn chú trọng phát triển nghề chế biến lương thực, thực phẩm tạo việc làm cho hàng trăm lao động, góp phần tăng thu nhập, nâng cao cuộc sống. Quang Bình có 3.700 hộ dân trước đây kinh tế khó khăn, xã có trên 8% hộ nghèo, sang năm 2013 giảm xuống còn 5%, kinh tế của xã đang phát triển khá ổn định, đời sống nhân dân được nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc tổ chức sản xuất, khai thác tiềm năng vùng đất bãi còn chưa tương xứng. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn thiếu, đặc biệt hệ thống thủy lợi cho vùng bãi chưa được đầu tư gây khó khăn trong quá trình sản xuất.
Bích Liễu
Tin cùng chuyên mục
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt đợt phòng trừ sâu bệnh bảo vệ lúa xuân 29.04.2025 | 19:02 PM
- Gieo trồng cây màu vụ xuân đạt gần 98% kế hoạch 17.03.2025 | 16:46 PM
- Sắc xuân trên làng hoa, cây cảnh ở Đông Hưng 17.01.2025 | 08:56 AM
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam