Chủ nhật, 30/06/2024, 00:08[GMT+7]

Nam Thắng Phát triển chăn nuôi từ những mô hình điểm

Thứ 2, 04/05/2015 | 14:56:33
1,264 lượt xem
Kết thúc năm 2014, giá trị chăn nuôi của Nam Thắng (Tiền Hải) đạt gần 21,5 tỷ đồng, chiếm hơn 31% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của xã, tăng 30,2% so với năm 2013. Mặc dù có thuận lợi là xã đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2013 nhưng Nam Thắng lại là địa phương thuần nông, do vậy kết quả đạt được trong chăn nuôi còn thấp. Bước sang năm 2015 và những năm tiếp theo, Nam Thắng sẽ từng bước tìm kiếm vật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao, trên cơ sở thận trọng, tổng kết, đánh giá và rút kinh ngh

Chuồng nuôi thỏ của hộ gia đình ông Nguyễn Giám Thị.

 

Về Nam Thắng, chúng tôi được đồng chí Phó Bí thư Ðảng ủy xã đưa đi thăm một số mô hình chăn nuôi. Tại thôn Nam Ðồng Bắc, trên diện tích 3 mẫu, từ năm 2007 gia đình ông Hoàng Văn Thụ thực hiện mô hình nuôi đa con: vịt, gà, chim bồ câu, lợn. Tìm tòi, học hỏi thêm, từ năm 2013 ông Thụ chăn nuôi thêm bò sinh sản và bò thương phẩm. Ban đầu ông chỉ nuôi 3 - 4 con bò, đến nay đàn bò của ông đã phát triển lên 15 con. Ông Thụ cho biết: Việc chăm sóc bò không khó, một năm chăn thả bò 6 tháng ngoài đồng còn 6 tháng nuôi trong chuồng. Do vậy, mặc dù chỉ có hai vợ chồng song ông vẫn đảm nhiệm nuôi 15 con bò, 20 con lợn, 1.000 con vịt đẻ, 300 con gà và 20 đôi chim bồ câu.

Ðể đáp ứng nhu cầu thức ăn cho bò, cùng với nguồn cỏ vệ đê, rơm khô, thân cây ngô, gia đình ông trồng 2 sào cỏ voi tại khu gia trại. Bò ít dịch bệnh nên ông Thụ có thể tự xử lý các bệnh thông thường. Năm 2014, ông bán bê và một số bò thịt không còn khả năng sinh sản tốt, trừ chi phí thu lãi 150 triệu đồng. Gia đình thương binh nặng Nguyễn Giám Thị ở thôn Tân Hưng 2 lại lựa chọn vật nuôi là thỏ. Ông Thị cho biết: Ba năm nay, gia đình tôi thường xuyên nuôi trung bình 150 con thỏ thịt cùng 50 con thỏ giống. Giá thỏ giống từ 100.000 - 150.000 đồng/đôi, ban đầu tôi mua 50 con, sau đó tự nhân giống, lâu lâu bổ sung giống mới để có thỏ chất lượng cao và tránh giao phối cận huyết. Tham quan 2 khu nuôi thỏ, một khu nuôi thỏ thương phẩm và một khu nuôi thỏ sinh sản, chúng tôi thấy việc làm chuồng nuôi cũng hết sức đơn giản, chủ yếu từ vật liệu sẵn có như tre, nứa, diện tích chiếm ít, chừng 50m2. Theo ông Thị, tổng đầu tư cho chuồng trại và thỏ giống chỉ hơn 10 triệu đồng. Với giá bán từ 80.000 - 85.000 đồng/kg, mỗi tháng gia đình ông xuất chuồng khoảng 1 tạ thỏ thịt (tương ứng 50 - 60 con), trừ chi phí còn lãi từ 7 - 8 triệu đồng. Lợi nhuận cao nên gia đình ông chuyển hẳn sang nuôi thỏ. Mảnh vườn trồng lạc trước nhà cũng được gia đình ông chuyển sang trồng cỏ voi Ấn Ðộ làm nguồn thức ăn chính cho thỏ. Thỏ phát triển nhanh khi thời tiết mát nhưng sức đề kháng yếu nên cần chú trọng khâu vệ sinh phòng bệnh, đặc biệt là các bệnh thường gặp như ghẻ, cầu trùng, xuất huyết do vi rút, viêm ruột truyền nhiễm.

Từ những mô hình ban đầu cho hiệu quả kinh tế cao đã nhân rộng ra nhiều hộ trong toàn xã, trong đó chăn nuôi bò phát triển thêm 5 hộ gia đình, nuôi thỏ phát triển thêm 3 hộ, thậm chí sang cả các xã khác như Namon> Cường, Namon> Hưng... Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi không phải không có khó khăn, cụ thể như đầu tư ban đầu cho nuôi bò cần vốn lớn bởi giá giống cao, không phải hộ nông dân nào cũng có khả năng đáp ứng.

 

Ông  Hoàng Văn Thụ chia sẻ: Ðầu tư cho chuồng trại và giống bò của gia đình cũng đã hơn 500 triệu đồng, ngoài nguồn vốn tự có tôi phải đi vay 100 triệu đồng từ ngân hàng với lãi suất 12,5%/năm. Do thời gian vay ngắn, mỗi lần đảo nợ ngân hàng, gia đình phải đi vay “nóng” theo ngày với lãi suất rất cao. Ðối với nuôi thỏ, tuy vốn đầu tư không lớn nhưng thị trường tiêu thụ lại không ổn định. Theo như ông Thị, tuy thỏ được tiêu thụ rất tốt nhưng thị trường tiêu thụ mới chỉ dừng lại ở cung cấp thỏ cho Trường Ðại học Y Dược Thái Bình làm thực nghiệm, bán qua mạng và các chợ... Bài toán khó về vốn, thị trường, về phát triển thành sản xuất hàng hóa... không thể tự người chăn nuôi có thể giải quyết được mà cần có sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các cơ quan quản lý nhà nước. Trao đổi với chúng tôi, Bí thư Ðảng ủy xã Nam Thắng Vũ Ngọc Tính cho biết: Ðảng ủy xã đã có nghị quyết chuyên đề và đưa nội dung phát triển chăn nuôi vào Báo cáo chính trị trình Ðại hội Ðảng bộ xã nhiệm kỳ 2015 - 2020. Hiện Nam Thắng đang duy trì đàn trâu, bò 200 con, lợn 5.176 con, gia cầm 33.400 con. Trong thời gian tới, xã chú trọng phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại tập trung, trong đó tập trung phát triển đàn bò, trước hết là bò sinh sản và bò thương phẩm. Cùng với việc đề xuất với huyện có cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ về vốn, đất đai..., xã đã quy hoạch 14,5ha đất cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ voi tại thôn Nam Ðồng Bắc. Ðồng thời, nâng cao trình độ của cán bộ thú y xã, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Thực hiện đa dạng vật nuôi để từng bước tổng kết, nhân ra diện rộng phù hợp với địa phương, góp phần thực hiện hiệu quả tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Phan Lợi

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày