Thứ 3, 30/07/2024, 21:25[GMT+7]

Tăng cường chăm sóc các đối tượng thủy sản nuôi trong điều kiện thời tiết bất lợi

Chủ nhật, 28/06/2015 | 17:47:36
830 lượt xem
Vào tháng 5, trên địa bàn tỉnh xảy ra hiện tượng tôm chết do bệnh đốm trắng tại các xã Đông Minh, Nam Cường, Nam Thịnh, Đông Hải (Tiền Hải), Thái Đô (Thái Thụy) trên diện tích 37,974ha với 15,334 triệu con, bằng 1,34% tổng diện tích nuôi tôm, trong đó thiệt hại nhiều nhất là xã Đông Minh với 29,8801ha và 13,707 triệu con. Trước tình hình đó Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với địa phương thành lập tổ công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản do UBND huyện chủ trì,

Hộ nuôi tôm xã Nam Phú (Tiền Hải) tăng thời gian quạt nước, đảm bảo ô xy cho tôm nuôi.

Đến trung tuần tháng 5/2015, toàn tỉnh đã nuôi thả được 249,65 triệu con tôm trên diện tích 2.839,77ha (đạt 81,93% tổng diện tích nuôi thủy sản nước lợ); diện tích bãi triều đã thả nuôi ngao 2.207,24/3.293ha (đạt 67,02% kế hoạch); thủy sản nước ngọt thả nuôi 7.731ha với 186,5 triệu con giống (đạt 90%); nuôi cá lồng trên sông được 127 lồng với 0,69 triệu con (chiếm 83,6% số lồng nuôi hiện có).

Vào tháng 5, trên địa bàn tỉnh xảy ra hiện tượng tôm chết do bệnh đốm trắng tại các xã Đông Minh, Nam Cường, Nam Thịnh, Đông Hải (Tiền Hải), Thái Đô (Thái Thụy) trên diện tích 37,974ha với 15,334 triệu con, bằng 1,34% tổng diện tích nuôi tôm, trong đó thiệt hại nhiều nhất là xã Đông Minh với 29,8801ha và 13,707 triệu con. Đến ngày 25/5, tại xã Nam Thắng (Tiền Hải) phát sinh 10 hộ có tôm nuôi bị chết với diện tích 1ha, Chi cục Thú y đã lấy mẫu kiểm tra nhưng không phát hiện tác nhân đốm trắng, xã đã chỉ đạo các hộ dân xử lý ao, đầm bằng hóa chất Chlorine, cải tạo môi trường ao nuôi và tiến hành thả lại giống.

Trước tình hình đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với địa phương thành lập tổ công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản do UBND huyện chủ trì, phối hợp với Chi cục Thú y, Chi cục Nuôi trồng thủy sản và UBND các xã nơi có tôm chết. Cơ quan chức năng đã thống kê diện tích bị bệnh, cấp 8.625kg hóa chất và giám sát công tác dập dịch tại địa phương, do vậy tình hình dịch bệnh tạm thời ổn định. Tuy nhiên, trong hai ngày 3 - 4/6, do ảnh hưởng của nắng nóng kèm theo mưa lớn đã làm cho một số diện tích nuôi tôm tại xã Nam Cường (Tiền Hải) và xã Thái Thượng (Thái Thụy) bị chết. Cụ thể, đến ngày 10/6, 39 hộ của xã Nam Cường có tôm bị chết với diện tích 6,96ha, đã chết 1,32 triệu con. Chi cục Thú y đã xuống kiểm tra 13 hộ, lấy mẫu tôm tại 12 hộ để xác định tác nhân gây bệnh. Xã Thái Thượng có 1 hộ có tôm nuôi bị chết với diện tích 0,5ha, đã chết 22 vạn con.

Để kịp thời cho mùa vụ nuôi, sau khi hoàn thành công tác dập dịch, Chi cục Thú y phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản hướng dẫn các hộ dân thả lại giống. Khuyến cáo các hộ nuôi lấy giống tôm tại những địa chỉ uy tín, tôm có chất lượng tốt và đã được kiểm dịch; đối với tôm sú, các hộ sử dụng tôm giống đếm (cỡ giống từ 300 - 600 con/kg). Tại xã Đông Minh, giống tôm thẻ được lấy từ Ninh Thuận với cỡ giống P12, còn tại xã Đông Hải các hộ dân tự san thưa mật độ ao nuôi tôm (mật độ nuôi trung bình từ 40 - 60 con/m2). Đến nay, toàn bộ diện tích tôm bị chết (đợt tháng 5) đã được các hộ dân thả lại.

Theo nhận định của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Thái Bình, trong thời gian tới, thời tiết diễn biến bất thường, nền nhiệt toàn mùa dự báo ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, cao nhất lên tới 36 - 38oC sẽ ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm và ngao. Theo đó, đối với nuôi ngao, khi ngao đạt kích cỡ thương phẩm, các hộ nên tranh thủ thời tiết thuận lợi tiến hành thu hoạch; không nuôi thả ngao trên diện tích bãi triều ngoài quy hoạch; bảo đảm mật độ nuôi theo quy định của cơ quan chuyên môn; thường xuyên kiểm tra bãi nuôi ngao để chủ động các biện pháp ứng phó; tùy theo điều kiện cụ thể của bãi nuôi định kỳ phun cát bổ sung để cải thiện nền đáy, tạo môi trường thuận lợi cho ngao sinh trưởng.

Đối với ao nuôi tôm, cần bảo đảm các điều kiện tối thiểu như: độ sâu mực nước 1,2m; có ao chứa lắng, xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi; lắp đặt hệ thống sục khí đáy ao kết hợp với máy quạt nước để cung cấp đủ nhu cầu ôxy; cung cấp lượng thức ăn hợp lý theo kích cỡ và mật độ tôm nuôi, giảm 30% lượng thức ăn trong những ngày nắng nóng; định kỳ 15 ngày/lần bổ sung vitamin C, các khoáng vi lượng, men tiêu hóa trộn vào thức ăn cho tôm, thời gian mỗi đợt từ 5 - 7 ngày để tăng sức đề kháng, giúp tôm lột xác đồng loạt và nhanh cứng vỏ; từ 10 - 15 ngày/lần sử dụng một trong các loại chế phẩm như EM, Zeolai, Enzym biosub để xử lý nước và đáy ao nuôi, lượng dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất; thường xuyên điều chỉnh và duy trì các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp theo quy định và theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn.

Phan Lợi

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày