Những cánh đồng “vàng” ở thôn An Lộc
Người dân thôn An Lộc sử dụng lưới che nắng và hạn chế mưa làm táp rau.
Thôn An Lộc có hơn 500 gia đình, trên 80% số hộ sản xuất nông nghiệp, số còn lại làm nghề chạy chợ, buôn bán. Ông Lã Văn Ngân, Bí thư Chi bộ thôn cho biết: “Bà con trong thôn giàu như “đi Tây”. Tất cả cũng nhờ vào trồng rau quanh năm. Cánh đồng của thôn nổi tiếng với giá trị kinh tế đạt hơn 400 triệu đồng/ha/năm”.
Trong số những “đại gia” ở An Lộc phải kể đến gia đình ông Phùng Văn Sở, ông Bùi Văn Chuyền, ông Phạm Văn Ánh, ngoài trồng gần 1 mẫu rau còn đứng ra tổ chức thu mua rau của bà con trong thôn đưa đi tiêu thụ ở Đà Nẵng, Nghệ An, Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Mới nổi gần đây có gia đình anh Trần Văn Nguyện, chỉ từ trồng rau và trực tiếp mang bán ở chợ Bồ Xuyên (thành phố Thái Bình) mà vợ chồng đã xây được ngôi nhà 3 tầng khang trang và sắm được nhiều đồ dùng sinh hoạt đắt tiền. Nhiều lắm những câu chuyện nông dân làm nhà tầng từ nghề trồng và buôn bán rau.
Cũng là trồng rau, nhưng khác với những nông dân ở địa phương khác, nông dân An Lộc trồng rau theo cách riêng. Quanh năm bà con chỉ trồng các loại rau như xà lách, rau diếp ngô, mùi, thì là, hành, húng, cải các loại. Mỗi lứa rau có thời gian từ 1,5 đến 2 tháng. Để rút ngắn thời vụ mỗi lứa, nông dân nơi đây chủ động làm bầu, ươm cây non trong vườn trước khi đưa ra ngoài ruộng nên mỗi năm bà con có thể trồng được 6 lứa. Ông Phạm Văn Hạt chia sẻ: “Trung bình mỗi lứa rau chúng tôi bán được khoảng 3,5 đến 4 triệu đồng/sào. Chi phí cho việc trồng rau ít nên lãi cao”.
Rau của thôn An Lộc khi tiêu thụ trên thị trường được người tiêu dùng ưa chuộng vì non xanh và an toàn cho sức khỏe bởi quy trình sản xuất của nông dân khép kín và bảo đảm an toàn sinh học. Để cung cấp dinh dưỡng cho rau phát triển, bà con sử dụng phân hữu cơ: phân gia súc, gia cầm được trộn với vôi, tro bếp, trấu rồi ủ mục đem bón lót. Trong phòng trừ sâu bệnh, nông dân dùng thuốc bảo vệ thực vật phun sau khi trồng rau được 5 ngày để diệt nguồn sâu bệnh, không dùng thuốc hóa học để phun. Vì thời gian mỗi vụ ngắn nên suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của rau, bà con không phun thêm bất kỳ thuốc trừ sâu bệnh nào khác. Nguồn nước tưới cho rau được lấy từ hệ thống mương máng của HTX và bà con tự đào giếng bi lấy nước tưới khi cần.
Giao thông thủy lợi nội đồng được đầu tư giúp nông dân thuận lợi trong sản xuất.
Cánh đồng thôn An Lộc rộng hơn 30ha bát ngát màu xanh. Chỗ thì rau xà lách, chỗ rau mùi, thì là, hành hoa..., đủ loại. Khi được hỏi, sao bà con không tập trung trồng một loại rau mỗi lứa, ông Phạm Văn Thừ, Chủ nhiệm HTX DVNN Trung An cho hay: “Bà con có sự tính toán phân chia tỷ lệ diện tích mỗi loại rau rất hợp lý. 70% diện tích được bố trí trồng các loại rau ăn sống, còn lại là trồng rau gia vị”. Theo ông Thừ, việc bố trí tỷ lệ diện tích này dựa trên thực tế nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Điều này tránh sự khan hiếm hoặc dư thừa chủng loại rau khi tiêu thụ. Gần đây, nhiều nông dân ở An Lộc đã mạnh dạn đầu tư làm khung cột bê tông, căng lưới để che nắng và hạn chế mưa to làm dập nát rau. Cách làm mới này giúp nông dân bớt phụ thuộc vào thời tiết và năng suất, chất lượng rau tốt hơn.
Một năm 6 vụ, nông dân An Lộc cung cấp cho thị trường khoảng 6.000 tấn rau các loại. Hơn chục hộ dân trong thôn đứng ra thu mua tại ruộng rồi đưa đi tiêu thụ ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, doanh thu hơn 12 tỷ đồng mỗi năm. Nhận thấy cơ hội làm giàu từ cây rau, để phát triển nghề trồng cây màu, thời gian qua, Trung An đã tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước cho chương trình xây dựng nông thôn mới đầu tư cứng hóa hệ thống kênh mương và bê tông hóa đường giao thông nội đồng. Trước mắt, địa phương tập trung đầu tư hơn 2 tỷ đồng làm 1,6km máng cứng cấp 1 và 800m đường nội đồng đủ rộng để ô tô thuận tiện vận chuyển nông sản từ cánh đồng mẫu ở thôn An Lộc.
“Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục đầu tư cứng hóa hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng để mở rộng quy hoạch cánh đồng mẫu. Chuyển một số diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang chuyên canh cây màu. Ngoài trồng rau truyền thống, xã vận động nông dân đưa thêm vào thâm canh cây dưa lê vụ hè và cây rau bắp cải xuất khẩu trong vụ đông, phấn đấu đưa giá trị sản xuất đạt trên 500 triệu đồng/ha/năm”.
(Ông Phạm Văn Thừ, Chủ nhiệm HTX DVNN Trung An) |
Khắc Duẩn
(Đài Truyền thanh Vũ Thư)
Tin cùng chuyên mục
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt đợt phòng trừ sâu bệnh bảo vệ lúa xuân 29.04.2025 | 19:02 PM
- Gieo trồng cây màu vụ xuân đạt gần 98% kế hoạch 17.03.2025 | 16:46 PM
- Sắc xuân trên làng hoa, cây cảnh ở Đông Hưng 17.01.2025 | 08:56 AM
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam