An Khê Chuyển mình thời đổi mới
Trang trại chăn nuôi tổng hợp của hộ nông dân xã trong vùng chuyển đổi. Ảnh: Minh Đức
Gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Nếu so với các xã khác ở Quỳnh Phụ thì An Khê có khá nhiều thế mạnh cho phát triển kinh tế như: Rất thuận lợi về giao thông cả thuỷ và bộ nhờ có tuyến tỉnh lộ 217 chạy qua và là nơi giao nhau của hai tuyến sông lớn nhất huyện là sông Luộc và sông Hoá; có vùng đất bãi rộng cho phép luân canh tăng vụ; nằm tiếp giáp với các thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn là Hải Dương và Hải Phòng; có bến bãi tập kết, cung ứng hàng hoá và chợ đầu mối...
Xác định nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng, xã chỉ đạo các hộ dân tích cực chuyển đổi cơ cấu giống và thời vụ, tiếp thu đưa vào canh tác nhóm giống lúa chất lượng cao làm hàng hoá, thực hiện khảo nghiệm giúp chọn lựa một số giống lúa mới vừa cho năng suất cao vừa có chất lượng gạo khá để mở rộng diện tích như BC15, TBR1, Sin6, N87, N97...
Nhờ vậy đến nay An Khê đã cơ bản loại bỏ nhóm giống dài ngày trong sản xuất vụ mùa, mở rộng diện tích lúa chất lượng cao lên 163 ha, chiếm tỷ lệ 24%, duy trì năng suất lúa ở mức 122,5 tạ/ ha/ năm. Bên cạnh hai vụ lúa, hàng năm các hộ dân còn tận dụng quỹ đất bãi và đất nội đồng gieo trồng 218ha cây rau màu các loại, trong đó cây màu xuân chiếm 91,3 ha, cây màu vụ hè- thu chiếm 33,66ha, còn lại là cây vụ đông chiếm 93,5ha.
Cơ cấu cây màu khá đa dạng như ngô, khoai tây, ớt, rau xuất khẩu... Một số mô hình trồng cây màu cho hiệu quả kinh tế khá cao, điển hình như vùng trồng ớt và rau xuất khẩu ở HTX Đại Đồng cho thu nhập 120 triệu đồng/ ha/ vụ. Cùng với trồng trọt, lĩnh vực chăn nuôi thời gian qua cũng có bước phát triển toàn diện, tăng nhanh về tổng đàn, thay đổi mạnh về phương thức.
Toàn xã hiện có 258 con trâu bò, 16.000 con lợn và 78.000 con gia cầm, chưa kể gần 20ha mặt nước phục vụ nuôi thả thuỷ sản. Hàng năm các hộ dân ở An Khê sản xuất và cung ứng cho thị trường khoảng 400 tấn thịt lợn hơi và 58 tấn thịt gia cầm, hơn 100 tấn cá các loại. Tổng giá trị thu nhập từ chăn nuôi theo giá hiện hành đạt trên 23 tỷ đồng mỗi năm.
Mặc dù là xã nằm xa trung tâm huyện, nhưng lĩnh vực TTCN và TM- DV tại An Khê lại phát triển khá sôi động. Để nghề và làng nghề phát triển ổn định, thời gian qua, chính quyền xã đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng và thủ tục vay vốn tín dụng giúp các hộ đầu tư mở rộng sản xuất.
Ngoài ra, xã còn biểu dương khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích về du nhập ngành nghề mới, sản xuất- kinh doanh giỏi. Hiện toàn xã có 25 nhóm ngành nghề khác nhau như: xây dựng, thêu ren, khâu nón, giầy da, đan móc câu, cơ khí... Khu vực nghề và làng nghề đang tạo việc làm cho khoảng 1.250 lao động.
Đầu năm 2010, xã du nhập thêm nghề mới là may xuất khẩu, bước đầu nghề này tạo việc làm cho 50 lao động. Tổng giá trị thu nhập từ CN- TTCN- XDCB 6 tháng đầu năm 2010 đạt 16,583 tỷ đồng. Phát huy lợi thế của xã có bến bãi, chợ, đường giao thông liên tỉnh, thời gian qua các hộ gia đình đã đầu tư xây dựng các đại lý cung ứng hàng hoá, mở rộng các hình thức kinh doanh dịch vụ, tập trung chủ yếu tại khu vực chợ và ven các tuyến đường giao thông liên tỉnh, liên huyện.
Đến nay toàn xã có 24 loại hình kinh doanh dịch vụ thu hút gần 1.500 lao động. Giá trị sản xuất TM- DV hàng năm đạt 21,217 tỷ đồng, chiếm 27,8% tổng thu nhập. Nhờ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy tối đa mọi nguồn lực, An Khê đã duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế chung giai đoạn 2005- 2010 ở mức 13,9%/ năm.
Tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt gần 100 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng nông nghiệp chiếm 38,9%, CN- TTCN và XDCB chiếm 33,3%, TM- DV chiếm 27,8%.
Trong kế hoạch đến năm 2015, An Khê phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 13,6%/ năm. Tổng giá trị sản xuất năm 2015 dự kiến đạt 207 tỷ đồng, gấp đôi so với hiện nay; trong đó tỷ trọng nông nghiệp giảm còn 33,82%, tỷ trọng CN- TTCN và XDCB vươn lên chiếm 44,51% và TM- DV chiếm 21,67%.
Giá trị bình quân mỗi héc- ta canh tác đạt 90 triệu đồng/ năm. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 22,4 triệu đồng/ người/ năm. 3/ 3 trường học đều đạt chuẩn quốc gia (giai đoạn I và II). Phấn đấu 80% số hộ đạt tiêu chí gia đình văn hoá. 2 làng đạt tiêu chí làng văn hoá....
Lê Đắc Vụ
Chủ tịch UBND xã
Tin cùng chuyên mục
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt đợt phòng trừ sâu bệnh bảo vệ lúa xuân 29.04.2025 | 19:02 PM
- Gieo trồng cây màu vụ xuân đạt gần 98% kế hoạch 17.03.2025 | 16:46 PM
- Sắc xuân trên làng hoa, cây cảnh ở Đông Hưng 17.01.2025 | 08:56 AM
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
Xem tin theo ngày
-
Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Kiểm tra công tác chuẩn bị phương án bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tại thành phố Thái Bình
- Đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng các giải pháp sáng tạo kỹ thuật trong sản xuất, đời sống xã hội
- Đối thoại với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh
- Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát