Chủ nhật, 11/05/2025, 13:09[GMT+7]

Chỗ dựa để ngành chăn nuôi vượt khó

Thứ 3, 02/02/2016 | 16:30:33
687 lượt xem
Năm 2015, các hoạt động trên lĩnh vực chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, thách thức do chưa thực hiện được việc quy hoạch vùng sản xuất con giống bảo đảm chất lượng, thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, giá bán không ổn định, sự biến đổi khí hậu, dịch bệnh gia súc, gia cầm tiếp tục tái phát ở nhiều địa phương trong cả nước... Ðây cũng là năm đầu tiên thực hiện sáp nhập các nhiệm vụ chăn nuôi và thú y về một đơn vị tham mưu và tổ chức thực hiện. Song tập thể lãnh đạo và cán

Trang trại chăn nuôi của anh Đỗ Văn Trưởng (thôn Tăng Bổng, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư) cho hiệu quả kinh tế cao.

 

Lường trước những khó khăn, thách thức, bám sát sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngay từ đầu năm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã kịp thời tham mưu các văn bản chỉ đạo liên quan đến phát triển sản xuất chăn nuôi một cách hiệu quả. Cụ thể như Kế hoạch số 04/KH-UBND ngày 16/1/2015 của UBND tỉnh về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản năm 2015; dự thảo Ðề án “Phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2030”; tham gia xây dựng Ðề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến 2030”... Từ nội dung các văn bản trên, Chi cục chỉ đạo, hướng dẫn phát triển sản xuất chăn nuôi theo hướng giảm chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng loại hình chăn nuôi trang trại, chuyển dịch cơ cấu giống trong chăn nuôi, tăng nhanh đàn lợn ngoại, đàn gà màu, bò lai sind, phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, quy trình thực hành chăn nuôi  VietGAHP, áp dụng khoa học công nghệ, xử lý chất thải biogas... tới các địa phương, người chăn nuôi. Ðến nay, toàn tỉnh có 2 HTX và 10 tổ hợp tác (THT) trong sản xuất chăn nuôi. Các hộ chăn nuôi đã và đang chuyển đổi khá tốt sang nuôi vật nuôi có năng suất, chất lượng thịt cao hơn, bước đầu liên kết, hợp tác trong sử dụng thức ăn chăn nuôi (TACN), áp dụng chăn nuôi VietGAHP, xây dựng phương án sản xuất chăn nuôi của hộ và của HTX, THT, có sự liên kết tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, Chi cục tăng cường quản lý nhà nước đối với 11 đơn vị sản xuất TACN, 850 cửa hàng kinh doanh TACN và có sản phẩm TACN của gần 100 đơn vị sản xuất, tiêu thụ với sản lượng TACN khoảng 850.000 - 900.000 tấn (trong đó sản lượng thức ăn công nghiệp chiếm 55 - 60%). Công tác quản lý nhà nước về giống vật nuôi cũng được Chi cục coi trọng. Toàn tỉnh hiện nay có 357 cơ sở chăn nuôi lợn đực giống, trong đó có 6 cơ sở nuôi lợn đực giống làm công tác thụ tinh nhân tạo. Số lợn đực giống gồm 1.081 con, trong đó có 578 lợn đực Yorkshire, Landrace, 488 lợn đực Pietrain, Duroc, Pidu và 12 lợn  đực giống Móng Cái và 3 lợn đực rừng. Chi cục đã giám định 133 con lợn đực giống tại 6 cơ sở trên cơ sở kết hợp chỉ tiêu VAC và ngoại hình, kết quả xếp loại 19 con đặc cấp (14,3%); 71 con cấp I (53,4%); 5 con cấp II (3,8%). Ðàn nái ngoại ông bà với quy mô 150 và 8 lợn đực giống được nghiệm thu hàng năm với các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với tiêu chuẩn quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hàng năm, sản xuất khoảng 1.100 lợn nái hậu bị bố mẹ. 9 tháng đầu năm 2015, đã cung ứng cho người chăn nuôi 856 lợn nái hậu bị bố mẹ. 25 cơ sở và 1 nhà máy chuyên ấp nở và kinh doanh giống gia cầm  bảo đảm khá tốt điều kiện ấp nở và luôn duy trì được đàn bố, mẹ. Việc phối giống bò chủ yếu dùng trực tiếp là bò đực lai sind, tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Vũ Thư, với 1.288 con bò được phối giống, tỷ lệ thụ thai đạt khoảng 65 - 70%.  Ngoài thực hiện xử lý chất thải đơn giản như hố ủ, bể chứa, toàn tỉnh có khoảng 15.000 bể biogas xử lý chất thải chăn nuôi. Ở các trang trại chăn nuôi quy mô lớn sử dụng các công trình bể biogas loại lớn (từ 30m3 đến 200m3) lắp đặt liên hoàn để xử lý triệt để hoặc hồ khí sinh học bằng bạt nhựa HPPE (có 19 cơ sở) có thể tích trên 2.000m3, cá biệt có trang trại sử dụng bạt hồ có thể tích trên 17.000m3. Theo đánh giá của 540 hộ ở thời điểm tháng 10/2015, ngoài hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi thì việc tái sử dụng khí vào việc đun nấu và thắp sáng... giảm chi phí bình quân 200.000 - 300.000 đồng/hộ/tháng. 

 

 

Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh, đến ngày 1/10/2015 toàn tỉnh có: 47.666 con trâu, bò (5.857 con trâu và 41.551 con bò); 1.046.707 con lợn; 11.774.000 con gia cầm. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2015 ước đạt 8.675 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2014; tỷ trọng chăn nuôi chiếm 43,16% giá trị sản xuất nông nghiệp. Kết quả đạt được là thành tích đáng ghi nhận, tuy nhiên cũng còn một số hạn chế như một số giống vật nuôi chất lượng cao còn phải nhập từ các tỉnh, thành phố Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Giang, Hải Phòng; việc lấy mẫu giám sát thức ăn bổ sung, thuốc thú y còn quá ít so với yêu cầu; sản xuất chăn nuôi còn gây ô nhiễm môi trường, nhất là ở những địa phương có nhiều hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, xen lẫn khu dân cư...

 

Năm 2016, ngành chăn nuôi đặt ra các mục tiêu tăng trưởng tăng 4,3%. Theo ông Nguyễn Văn Ðức, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, để phấn đấu hoàn thành mục tiêu trên, trước hết Chi cục cần tập trung khắc phục những hạn chế của năm 2015, tăng cường hơn nữa công tác tham mưu, chỉ đạo trong năm 2016, trong đó chú trọng tham mưu tổ chức thực hiện Ðề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến 2030” về lĩnh vực chăn nuôi và thú y. Ðẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về giống vật nuôi, TACN, môi trường chăn nuôi; thực hiện tốt các giải pháp về quy hoạch chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Trên cơ sở rà soát lại các điểm, các vùng quy hoạch chăn nuôi ở 192 xã, xác định các vùng chăn nuôi trọng điểm đối với lợn thịt, lợn sữa, gà màu. Cùng với dịch chuyển các trang trại trong khu dân cư ra khu quy hoạch, có chính sách kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi quy mô lớn, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Ðẩy mạnh thực hiện các giải pháp tổ chức sản xuất chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi như khuyến khích thành lập các THT, HTX chăn nuôi theo chuỗi từ sản xuất con giống đến giết mổ và chế biến tiêu thụ sản phẩm; tăng cường mối quan hệ giữa 4 nhà (nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp) trong hoạt động chăn nuôi...

 

Phan Anh

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày