Hồng Tiến: Thu trên 10 tỷ đồng/năm từ nuôi cá
Nuôi cá nước ngọt tại xã Hồng Tiến cho thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng/năm.
Dẫn chúng tôi đi thăm các mô hình nuôi cá nước ngọt, ông Cao Hải Đường, Phó Chủ nhiệm HTX Thủy sản xã Hồng Tiến chia sẻ: Tính đến nay, HTX có 48 gia đình tham gia nuôi thủy sản, mặc dù ít hơn so với cấy lúa nhưng giá trị mang lại tương đối cao, trung bình từ 150 - 200 triệu đồng/năm.
Đi đầu trong phong trào nuôi cá nước ngọt ở Hồng Tiến là gia đình ông Hoàng Văn Phiệt, thôn Nam Tiến. Ông chuyển đổi gần 10.000m2 cấy lúa kém hiệu quả và vùng đất bãi ven sông để đào ao nuôi các loại cá truyền thống như trôi, trắm, chép, rô phi đơn tính... Mỗi năm hai vụ nuôi cá nước ngọt mang lại cho gia đình hơn 150 triệu đồng. Cũng giống như gia đình ông Phiệt, năm 2008, gia đình anh Ngô Văn Đằng, thôn Nam Tiến đã mạnh dạn đầu tư hơn 200 triệu đồng để đào ao thả cá tại vùng đất bãi. Đến nay, với hơn 1ha diện tích ao nuôi, hàng năm gia đình anh cung cấp cho thị trường gần 2 tấn cá thịt trị giá hơn 200 triệu đồng. Anh Đằng chia sẻ: Thời gian tới tôi tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích ao nuôi và nuôi thêm một số loại cá có giá trị kinh tế cao để tăng nguồn thu cho gia đình.
Là xã duyên giang có diện tích đất bãi ven sông Hồng lớn, thường hay bị ngập nước nếu cấy lúa thì hiệu quả cũng rất thấp, trước thực tế đó, năm 2004, Hồng Tiến đã quyết định chuyển đổi vùng đất bãi tạo điều kiện cho người dân đầu tư xây dựng trang trại, gia trại nuôi trồng thủy sản. Tính đến nay, xã đã chuyển đổi được gần 100ha cấy lúa kém hiệu quả và vùng đất bãi ven sông sang nuôi thủy sản với sản lượng đạt gần 120 tấn/năm, mang lại thu nhập trên 10 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trên 40% cơ cấu kinh tế của xã. Nguồn nước các ao nuôi không bị ô nhiễm, rất thuận lợi cho các loài cá nước ngọt phát triển, hạn chế rủi ro do dịch bệnh. Người dân tận dụng lợi thế về nguồn thức ăn tự nhiên như sắn, chuối, ngô lai, cỏ... trồng trên bờ ao để giảm tối đa chi phí.
Bằng việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất, Hồng Tiến đã khắc phục được những bất lợi từ thời tiết và vị trí địa lý, nâng cao thu nhập cho nông dân địa phương. Nuôi cá nước ngọt tại vùng đất bãi ven sông Hồng đã thực sự trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế địa phương.
Vũ Đông
(Đài TTTH Kiến Xương)
Tin cùng chuyên mục
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt đợt phòng trừ sâu bệnh bảo vệ lúa xuân 29.04.2025 | 19:02 PM
- Gieo trồng cây màu vụ xuân đạt gần 98% kế hoạch 17.03.2025 | 16:46 PM
- Sắc xuân trên làng hoa, cây cảnh ở Đông Hưng 17.01.2025 | 08:56 AM
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam