Thái Thụy phát triển rừng ngập mặn
Đặc biệt, nhờ phát triển các tuyến RNM đã góp phần giữ đất và mở mang đất đai. Nhiều làng mới, xã mới ra đời. Nhiều doanh nghiệp mới cũng hình thành tạo thêm việc làm cho con em quê hương góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Thụy Trường là một trong những xã ven biển của huyện Thái Thụy hiện có diện tích RNM lớn với trên 1.000ha. RNM Thụy Trường được xếp vào bậc trù phú nhất trong hệ thống rừng phòng hộ ven biển của tỉnh hiện nay.
Theo ông Đổng Minh Chính, Phó Chủ tịch UBND xã Thụy Trường: Đầu những năm 1990, vùng bãi triều ven biển của xã còn hoang sơ, cây cối thưa thớt. Từ năm 1994 đến năm 2005 xã được tiếp nhận nhiều dự án lâm nghiệp, đặc biệt là dự án trồng rừng phòng ngừa thảm họa do Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch tài trợ. Nhờ đó, đến nay xã đã phát triển được cả một dải RNM với những cây sú, cây vẹt, cây bần chua đan dày với nhau có chỗ rộng lên tới gần 7km đang tạo thành một vành đai vững chắc bảo vệ gần 5km đê biển đi qua địa bàn, ngăn bão, triều cường, xâm nhập mặn... Những năm gần đây nhiều cơn bão lớn đổ bộ vào tỉnh với sức gió giật mạnh từ cấp 13 đến cấp 15 đã làm cho nhiều tuyến đê biển bị ảnh hưởng nhưng nhờ có RNM đã giúp tuyến đê biển Thụy Trường đứng vững, qua đó bảo đảm an toàn về người và tài sản của nhân dân.
Không chỉ có tác dụng lớn trong việc phòng hộ đê biển, RNM Thụy Trường đang trở thành “lá phổi xanh” bảo đảm cho hệ sinh thái ven biển nơi đây. Hiện nay, RNM Thụy Trường còn có hệ sinh thái phong phú nuôi dưỡng hàng chục loài thủy hải sản mang lại lợi ích cao về kinh tế cho người dân địa phương. Với những tác dụng to lớn của RNM mang lại, những năm qua, Thụy Trường luôn làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Trên địa bàn xã hiện có đội bảo vệ rừng với gần 10 thành viên luôn thường trực cả ngày lẫn đêm để bảo vệ, ngăn chặn, xử lý kịp thời những vụ việc xâm hại rừng trái phép.
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Thái Thụy có 2.112,8ha RNM nằm tại các xã ven biển: Thụy Trường, Thụy Hải, Thụy Xuân, Thái Đô, Thái Thượng. Từ năm 1990 đến nay, trên địa bàn các xã ven biển của huyện, rừng được trồng qua các chương trình, dự án lâm nghiệp, đặc biệt là dự án trồng rừng phòng ngừa thảm họa do Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch tài trợ.
Qua các năm thực hiện dự án bình quân mỗi năm toàn huyện trồng được khoảng 200ha RNM. Những diện tích RNM được trồng và phục hồi có tác dụng phòng hộ tích cực, trực tiếp bảo vệ đê điều, cản sóng biển, bão gió, chống xói mòn sạt lở dải cát ven biển, bảo vệ sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Nhờ có vành đai RNM che chở, các đầm nuôi trồng thủy hải sản và các đê chắn sóng ở các xã Thụy Hải, Thụy Xuân, Thụy Trường được bảo vệ tốt khi có bão. Theo thống kê, trong vùng RNM Thái Thụy hiện nuôi dưỡng 64 loài thực vật nổi và 59 loài động vật nổi, 100 loài động vật đáy, trong đó một số loài có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, ốc hương, ngao, bông thùa…
Nhận thức được vai trò và lợi ích to lớn của RNM mang lại, những năm gần đây, tỉnh đã triển khai nhiều dự án trồng rừng trên địa bàn huyện Thái Thụy. Cụ thể như dự án thí điểm trồng RNM ứng phó với biến đổi khí hậu tại xã Thái Đô với diện tích 77ha, tổng kinh phí gần 17 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA do Chính phủ Đan Mạch hỗ trợ, thời gian thực hiện từ năm 2011 đến năm 2015. Từ năm 2015 đến năm 2020, tỉnh tiếp tục thực hiện các dự án khác như: dự án phục hồi và phát triển bền vững hệ sinh thái RNM do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ, trồng 160ha rừng tại xã Thụy Xuân, Thụy Hải và 2 xã của huyện Tiền Hải; dự án phục hồi và phát triển RNM ven biển tỉnh Thái Bình nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trồng mới 468ha rừng tại xã Thụy Xuân và xã Đông Long (Tiền Hải)…
Gần đây nhất, tháng 2/2017, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng ngày Đất ngập nước thế giới và trồng cây ngập mặn đầu xuân 2017 tại xã Thụy Xuân. Sau lễ mít tinh đã tổ chức trồng được hơn 3.000 cây trang, cây bần chua tại vùng đất bồi ven biển xã Thụy Xuân. Sự kiện này đã góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ và phát triển RNM.
Trần Tuấn
Tin cùng chuyên mục
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Triển khai công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2025
- Tăng cường kiểm tra, giám sát ở những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm, tiêu cực
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng