Chủ động ngăn ngừa bệnh lở mồm long móng gia súc
Người chăn nuôi cần thực hiện nghiêm việc tiêm phòng lở mồm long móng và vệ sinh tiêu độc nhằm ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.
Theo Tổ chức Thú y thế giới, lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở gia súc, được xếp thứ nhất trong gần 120 bệnh. Bệnh lây lan nhanh, phạm vi rộng, thường phát thành dịch lớn và gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi gia súc, ảnh hưởng đến môi trường. Lở mồm long móng là bệnh đã tồn tại nhiều thế kỷ trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam.
Trước đây, do chưa sản xuất được vắc xin phòng bệnh nên hằng năm Việt Nam phải nhập khẩu vắc xin từ nước ngoài. Tính từ năm 2010 đến nay, Việt Nam đã tốn hơn 110 triệu USD để nhập khẩu 200 triệu liều vắc xin lở mồm long móng, khiến giá thành vắc xin cao, dẫn đến tỷ lệ gia súc được tiêm phòng bệnh không nhiều...
Theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn, vào dịp trước, trong, sau Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, bệnh rất dễ xảy ra ở các địa phương. Bên cạnh đó, tình trạng vận chuyển, mua bán, giết mổ các loài động vật chưa qua sơ chế, chế biến ở một số nơi thiếu sự quản lý chặt chẽ của các cấp chính quyền nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh gia súc, gia cầm, trong đó có bệnh lở mồm long móng rất cao. Bệnh có thể nhanh chóng trở thành dịch, gây tốn kém trong công tác chống dịch; ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ thịt, sữa ở gia súc; tăng chi phí cho phòng và điều trị bệnh; môi trường chuồng nuôi bị ô nhiễm... Đặc biệt, ảnh hưởng lớn đến vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và an sinh xã hội.
Để ngăn chặn dịch lở mồm long móng bùng phát, Chi cục Thú y Hà Nội khuyến cáo các địa phương và người chăn nuôi cần chủ động tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Đây là biện pháp bắt buộc nhằm tạo miễn dịch chủ động cho con vật, việc tiêm phòng phải bảo đảm tính định kỳ.
Một thông tin vui với người chăn nuôi, hiện nay Việt Nam đã sản xuất được loại vắc xin lở mồm long móng. Việc chủ động sản xuất được vắc xin này tạo thuận lợi trong việc chủ động phòng bệnh; giúp giảm giá thành vắc xin, tiết kiệm chi phí nhập khẩu vắc xin; tiến tới loại trừ mầm bệnh lở mồm long móng trên gia súc... Hà Nội là một trong những địa phương có chính sách hỗ trợ vắc xin dịch bệnh nguy hiểm lở mồm long móng nhằm chủ động tạo miễn dịch cho đàn gia súc. Những năm qua, Hà Nội tổ chức đồng loạt 2 đợt tiêm phòng đại trà (vào tháng 3, tháng 4 và tháng 9, tháng 10 hằng năm). Hằng tháng, tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc phát sinh mới nhập đàn nhằm tạo miễn dịch cho đàn gia súc nhất là đàn giống.
Đi đôi với tiêm phòng đầy đủ cho đàn gia súc, người chăn nuôi và chính quyền địa phương cần vệ sinh cơ giới. Biện pháp này có tính chủ động, vừa đơn giản, đỡ tốn kém; vừa đạt hiệu quả cao. Cụ thể, bảo đảm chuồng trại luôn khô ráo, thoáng, sạch; hằng ngày vệ sinh cơ giới, khơi thông cống rãnh, không để nước tù, đọng...
Sau khi vệ sinh cơ giới, định kỳ phun thuốc sát trùng, tốt nhất khoảng 2 tuần phun một lần. Một số loại thuốc sát trùng hiện nay có tác dụng tốt và cho phép phun khi trong chuồng đang có gia súc (như Halamit, Haniodin, Vikol...); nên phun phòng trên diện rộng để có tác dụng phòng bệnh tốt, định kỳ đổi thuốc sát trùng để tránh nhờn thuốc.
Bên cạnh đó, người chăn nuôi cần phối hợp tốt kế hoạch tổng tẩy uế môi trường do địa phương phát động cũng là cách chủ động phòng bệnh lở mồm long móng.
Về vận chuyển gia súc, trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội sẽ có lưu lượng vận chuyển tăng mạnh, cần chú ý kiểm tra không nên nhập gia súc ở vùng có dịch; kiểm tra con vật nếu có triệu chứng bệnh lở mồm long móng, tuyệt đối không được vận chuyển, báo ngay cán bộ thú y để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Theo hanoimoi.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
Xem tin theo ngày
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Gặp mặt cán bộ, hội viên Câu lạc bộ Lê Quý Đôn
- Khen thưởng 12 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác văn phòng cấp ủy
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng