Cây bí bí đầu ra
Ông Lê Văn Toản, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Xá cho biết: Vụ đông năm nay, toàn xã trồng trên 170ha, tăng 5ha so với vụ đông năm 2017, trong đó bí là cây chủ lực với 110ha (bí xanh 50ha, bí đỏ 60ha), tập trung ở cánh đồng các thôn Đông Bình Cách, Tây Bình Cách và Tân Tích. Thời tiết năm nay khá thuận lợi nên cây bí phát triển nhanh, nhiều hoa, sai quả. Nhìn cánh đồng bí xanh mướt, trái đều, quả to, bóng, ai cũng mừng. Song “niềm vui ngắn chẳng tày gang” bởi đến kỳ thu hoạch thì lại “được mùa mất giá”.
Nhìn ruộng bí của gia đình đã quá lứa thu hoạch, ông Nguyễn Văn Biên ở thôn Tây Bình Cách buồn rầu cho biết: Vụ đông năm 2017, gia đình thu được trên 20 triệu đồng từ trồng bí xanh, bí đỏ nên vụ đông năm nay gia đình trồng tới 8 sào. Bí đã cho thu hoạch gần 1 tháng nay song người mua không có, tôi phải tự đi tìm thương lái ở xã khác về thu mua. Giá thu mua quá thấp, bí đỏ, bí xanh loại 1 chỉ có 2.500 - 3.000 đồng/kg trong khi năm ngoái giá lúc thấp nhất cũng được 5.000 - 6.000 đồng/kg. Bí đã rẻ, thương lái lại chọn quả rất khắt khe nên đến nay gia đình mới bán được khoảng 450.000 đồng trong khi chi phí đã bỏ ra để mua giống, phân bón khoảng 2,5 triệu đồng.
Lượng bí còn lại ông Biên vẫn để ngoài đồng, không dám hái về nhà. Theo ông Biên, khi bí đến kỳ thu hoạch mà chưa thu được thì lứa sau quả sẽ ra ít, ảnh hưởng đến năng suất cả vụ.
“Nếu không có người thu mua, không biết vứt bí ở đâu, vụ bí này chắc lỗ to” - ông Biên buồn rầu.
Người dân Đông Xá thu hoạch bí xanh.
Còn ông Nguyễn Bá Nhiên ở thôn Đông Bình Cách dù đã bán được 3 tấn bí quả, thu về gần 9 triệu đồng song vẫn thấy tiếc công trồng vì nếu bán với giá như năm ngoái số tiền thu về sẽ được gấp đôi.
Ông Nhiên cho biết: Năm ngoái được mùa, được giá, quả bí quá xấu thương lái mới loại ra nhưng năm nay họ yêu cầu khắt khe, quả bị thải loại nhiều, mình phải tự mang ra chợ bán hoặc bán rẻ cho người ta đi bán lẻ ngoài chợ chỉ với giá 1.500 - 2.000 đồng/kg.
Cả xã Đông Xá trồng tới 110ha bí nhưng chỉ có 2 người trong xã đứng ra thu mua. Việc thu mua cũng cầm chừng bởi nhu cầu của thị trường thời điểm này không nhiều, giá cả thấp, bấp bênh khiến người trồng bí ở Đông Xá lâm vào cảnh dở khóc dở cười.
Anh Nguyễn Văn Tuấn, thôn Đông Bình Cách cho biết: Năm 2017 tôi đứng ra thu mua bí quả cho các gia đình trong xã được trên 100 tấn và hàng chục tấn ở các xã trong huyện cung cấp cho chợ đầu mối các tỉnh phía Bắc và Nghệ An, giá thu mua đầu mùa trên 10.000 đồng/kg, cuối vụ cũng được 5.000 - 6.000 đồng/kg. Nhưng hiện nay mỗi ngày chỉ dám thu mua 3 - 4 tấn với giá 2.700 - 3.000 đồng/kg. Quả bí xanh phải sáng, to, đều, bí đỏ phải chín vàng mới thu mua.
Việc thu mua bị cầm chừng không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu của gia đình anh Tuấn mà còn ảnh hưởng đến người trồng bí toàn xã, trong đó có cả gia đình anh Tuấn.
Năm nay anh Tuấn mạnh dạn mượn ruộng của một số gia đình trồng được 1 mẫu bí và 6 sào khoai tây, đến thời điểm này đã thu hoạch được trên 2 tấn bí xanh, bí đỏ, dù bán với giá cao hơn giá thu mua cho bà con do không qua trung gian song tiền thu được cũng chỉ bằng một nửa của năm ngoái.
Theo kinh nghiệm trồng, thu mua bí của anh Tuấn nhiều năm nay thì nếu cứ gió đông lên thì bí sẽ sai quả, giá bán sẽ thấp còn nếu trời rét, quả bí phát triển chậm giá sẽ tăng. Do vậy, người trồng bí ở Đông Xá đang hy vọng thời tiết chuyển rét để đẩy giá bí lên thì vụ bí năm nay mới mong có lãi.
Không chỉ bí xanh mà bí đỏ cũng bí đầu ra.
Đây không phải là vụ bí đầu tiên nông dân Đông Xá có nguy cơ thất thu do giá bí xuống thấp mà trước đây cũng đã vài lần họ bị lỗ do thiên tai khiến bí hỏng dây, hỏng quả hay do rớt giá. Còn năm nay, theo một số người trồng bí thì nguyên nhân do sự bấp bênh của thị trường, tư thương ép giá.
Để chuyện “được mùa mất giá” hay “mất mùa được giá” không lặp lại, thiết nghĩ, các địa phương phải quy vùng sản xuất tập trung, chủ động liên kết với doanh nghiệp để tìm đầu ra cho sản phẩm, từ đó việc đầu tư sản xuất của bà con nông dân mới bền vững.
Thu Hiền
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Lễ dâng y Kathina do Quốc vương Thái Lan cúng dường tại Thái Bình
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, chỉ đạo sản xuất vụ đông tại Kiến Xương, Vũ Thư
- Quốc hội thảo luận về dự án luật và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, học tập lý luận chính trị
- Chỉ thị số 37-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với Nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- UBND tỉnh: Nghe và cho ý kiến về một số nội dung quan trọng
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật, nghị quyết
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội tiếp tục thảo luận về các dự án luật
- Chống lãng phí - Thông điệp mạnh mẽ của Tổng Bí thư Tô Lâm