Dịch tả lợn châu Phi chủ yếu ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ
Phát biểu tại cuộc họp, Cục trưởng Thú y Phạm Văn Đông cho biết, tính đến 14-3, dịch bệnh đã xảy ra tại 221 xã, 52 huyện của 17 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn bị tiêu huỷ là 23.442 con. Đến nay, chưa có ổ dịch nào qua 30 ngày. Các ổ dịch xuất hiện chủ yếu ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Chưa xuất hiện tại các trang trại nuôi tập trung quy mô lớn.
Nhận định về nguyên nhân dịch bệnh diễn biến phức tạp thời gian qua, Cục trưởng Thú y cho rằng, nguyên nhân xuất hiện dịch là do một số người chăn nuôi, thương lái chưa nhận thức đầy đủ được tính chất nguy hiểm của dịch bệnh, cũng như vì lợi ích kinh tế trước mắt nên khi có lợn bệnh, lợn chết đã mua bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh, dẫn đến dịch bệnh lây lan.
Bên cạnh đó, vi-rút dịch tả lợn châu Phi có khả năng tồn tại lâu trong lợn bệnh, các sản phẩm lợn bệnh, trong môi trường và dụng cụ chăn nuôi. Trong khi đó, phần lớn hiện nay vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, mật độ chăn nuôi cao, các hộ chăn nuôi đan xen trong các khu dân cư và các hộ chăn nuôi này khó hoặc không thường xuyên thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Mặt khác, tình trạng sử dụng thực phẩm dư thừa trong chăn nuôi khá phổ biến, dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, nguy cơ dịch tả lợn châu Phi lây lan ra diện rộng trong thời gian tới là rất cao nếu không có các giải pháp triệt để, nhất là trong bối cảnh thời tiết diễn biến bất lợi.
"Hiện dịch đã xuất hiện tại 17 tỉnh thành phố khu vực phía bắc, nếu không kiểm soát tốt để lây lan vào phía nam thì rất nguy hiểm, bởi khu vực này có các tỉnh trọng điểm về chăn nuôi như Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh. Do đó, cần kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển trên Quốc lộ1, đường Hồ Chí Minh", Bộ trưởng Cường nhấn mạnh.
Một giải pháp nữa được Bộ trưởng đưa ra tại hội nghị là các địa phương cần triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ tiêu hủy đàn lợn bệnh. Tuyên truyền cho người dân hiểu về chính sách hỗ trợ, ngăn chặn tình trạng bán tháo lợn bệnh. Tuyên truyền để người tiêu dùng không quay lưng lại với thịt lợn. Đặc biệt, rà soát lại toàn bộ quy trình phòng, chống dịch, từ đó có giải pháp căn cơ hơn.
Theo nhandan.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng, định hướng phát triển đất nước
- Khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh