Quỳnh Phụ: Phòng, trừ sâu bệnh bảo vệ lúa xuân
Trên cánh đồng thôn Quỳnh Ngọc, xã Quỳnh Hồng những ngày này đâu đâu cũng thấy bóng dáng nông dân đang cần mẫn chăm sóc lúa xuân.
Ông Nguyễn Đỗ Lưu cùng nhiều bà con nông dân trong thôn đang tập trung phòng, trừ sâu bệnh bảo vệ lúa xuân. Ông Lưu cho biết: Vụ xuân năm nay gia đình tôi cấy 8,3 sào lúa J02 và TBR225. Theo kinh nghiệm sản xuất, vào giai đoạn lúa đẻ nhánh sâu bệnh rất dễ phát sinh, lây lan trên diện rộng. Bên cạnh việc chủ động diệt chuột, bắt ốc bươu vàng hại lúa, tôi thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, đã phát hiện sâu cuốn lá nhỏ, xác định rõ mật độ, từ đó có biện pháp phun phòng, trừ kịp thời, hiệu quả.
Còn với ông Phạm Ngọc Sơn, thôn Đồng Bằng, xã An Lễ, 2,7 mẫu lúa giống Thiên ưu và nếp các loại của nhà ông nhờ cấy đúng khung thời vụ và chăm sóc chu đáo nên đến nay lúa sinh trưởng, phát triển tốt.
Ông Sơn chia sẻ thêm: Hiện lúa đang trong thời kỳ đẻ nhánh, phân hóa đòng nên tôi bón bổ sung NPK giúp cây phát triển cân đối. Để vụ xuân đạt năng suất cao, bên cạnh việc duy trì mực nước hợp lý, thường xuyên diệt chuột và ốc bươu vàng, công tác bảo vệ thực vật phòng, trừ sâu bệnh luôn được nông dân địa phương chú trọng.
Đến thời điểm hiện nay, toàn bộ diện tích lúa xuân của huyện Quỳnh Phụ sinh trưởng và phát triển tốt, đang trong giai đoạn đẻ nhánh, phân hóa đòng, ít bị ảnh hưởng của sâu bệnh. Từ đầu tháng 3 đến nay, trên địa bàn huyện liên tục có mưa nhỏ, độ ẩm không khí cao, đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát sinh gây hại trên diện rộng.
Theo báo cáo của Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện, bệnh đạo ôn phát sinh và gây hại trên một số diện tích các giống lúa nhiễm như BC15, TBR225, Q5, nếp các loại... Tỷ lệ trung bình 3 - 5%, nơi cao 5 - 7%, cá biệt có những địa phương như An Ninh, Quỳnh Nguyên... lúa bị lụi từng chòm. Một số vùng cục bộ, rầy lưng trắng đang nở rộ, mật độ nơi cao 10 - 20 con/m2, cục bộ 30 - 40 con/m2. Dự báo trong tuần đầu tháng 4, rầy non tiếp tục nở rộ, nếu không phòng, trừ kịp thời sẽ gây hại nặng đến sự sinh trưởng và phát triển của lúa xuân, đặc biệt, rầy lưng trắng còn là môi giới truyền bệnh lùn sọc đen trên lúa.
Nông dân xã Quỳnh Hồng (Quỳnh Phụ) phòng, trừ sâu bệnh bảo vệ lúa xuân.
Ông Nguyễn Văn Phát, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trước tình hình trên, để hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, UBND huyện yêu cầu các xã, thị trấn và các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện những diện tích lúa nhiễm bệnh đạo ôn, đặc biệt là các giống lúa nhiễm bệnh BC15, TBR225, Q5, lúa nếp các loại... gieo bằng phương thức mạ dược, cấy trên đất chua trũng, cát mỏng màu. Đối với rầy lưng trắng, huyện khuyến cáo nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện những diện tích lúa bị nhiễm rầy, đặc biệt, tại những xã đã bị nhiễm bệnh lùn sọc đen ở các vụ trước như An Mỹ, Đồng Tiến... Tổ chức phun trừ rầy khi có mật độ từ 800 con/m2 trở lên. Các loại thuốc đặc hiệu và kỹ thuật phun trừ tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng” do Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện hướng dẫn. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phối hợp cùng các cơ quan chức năng phân công cán bộ phối hợp cùng cơ sở kiểm tra, đôn đốc, tuyên truyền, theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, làm tốt công tác dự báo để phát hiện, xử lý kịp thời sâu bệnh phát sinh bảo vệ lúa xuân.
Bên cạnh đó, thông qua các lớp tập huấn, in phát tờ rơi, qua hệ thống loa truyền thanh từ huyện đến cơ sở thôn, Quỳnh Phụ cũng đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường hướng dẫn, chuyển giao quy trình kỹ thuật chăm sóc, phòng, trừ sâu bệnh hại lúa đến nông dân. Huyện chỉ đạo các đơn vị cung ứng vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chuẩn bị đầy đủ số lượng, đáp ứng tốt nhu cầu của nông dân. Phấn đấu hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, góp phần giành vụ xuân thắng lợi.
Trịnh Cường
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
- Chỉ thị số 38-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Ngô Đông Hải, Bí thư Tỉnh ủy dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Thái Hòa 1, xã Đông Hoàng
- Đồng chí Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Hiến Nạp, xã Minh Khai
- Lễ dâng y Kathina do Quốc vương Thái Lan cúng dường tại Thái Bình
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, chỉ đạo sản xuất vụ đông tại Kiến Xương, Vũ Thư
- Quốc hội thảo luận về dự án luật và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, học tập lý luận chính trị
- Chỉ thị số 37-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với Nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- UBND tỉnh: Nghe và cho ý kiến về một số nội dung quan trọng