Hướng đi nào để ngành chăn nuôi phát triển bền vững? (Kỳ 1)
Năm 2018, với chủ lực là nuôi lợn và gia cầm, giá trị sản xuất chăn nuôi của Thái Bình ước đạt 10.010 tỷ đồng, chiếm trên 43% tổng giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, tổng đàn lợn của tỉnh luôn duy trì khoảng 1 triệu con (đứng thứ tư của cả nước và đứng thứ hai khu vực đồng bằng sông Hồng); đàn gia cầm có 13 triệu con, chủ yếu là gà với trên 9,4 triệu con. Sản lượng thịt hơi các loại sản xuất ra năm 2018 đạt 265.934 tấn, riêng sản lượng thịt lợn hơi là 204.210 tấn, chiếm 76,8% tổng sản lượng thịt hơi các loại; sản phẩm lợn sữa phục vụ xuất khẩu 2.500 - 3.200 tấn lợn sữa hơi/năm, luôn được đánh giá cao là vùng nguyên liệu truyền thống và còn nhiều tiềm năng.
Thời gian qua, các ngành đã tích cực vào cuộc trong công tác tuyên truyền cũng như tổ chức thực hiện, đến nay toàn tỉnh có 43 cơ sở chăn nuôi lợn (40 trang trại và 3 xã) được chứng nhận là cơ sở an toàn dịch bệnh. Tại các cơ sở này, quy trình chăn nuôi bảo đảm thực hiện theo đúng quy định, có sự kiểm tra, giám sát định kỳ của cơ quan chuyên môn và giám sát lâm sàng từ thú y cơ sở và chính quyền địa phương. Tổng đàn lợn có mặt thường xuyên theo quy mô chăn nuôi của 43 cơ sở an toàn dịch bệnh đạt 73.590 con, trong đó có 61.935 con lợn thịt. Về giống lợn, tại 40 trang trại bảo đảm 100% là lợn ngoại; tại 3 xã chủ yếu là đàn lợn lai 3/4 và 7/8 máu lợn ngoại.
Cùng với đó, tỉnh thực hiện xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh tại hai huyện Kiến Xương và Vũ Thư, là những huyện có tổng đàn lợn lớn, thường xuyên có từ 180.000 - 190.000 con (chiếm 28% tổng đàn lợn toàn tỉnh). Theo đó, các địa phương này đã triển khai những hoạt động phòng, chống dịch bệnh gia tăng theo yêu cầu xây dựng vùng an toàn dịch bệnh như: yêu cầu tỷ lệ tiêm phòng các bệnh đỏ ở lợn, bệnh lở mồm long móng ở gia súc đạt từ 90% tổng đàn trở lên; bố trí kinh phí mua hóa chất thực hiện tiêu độc, khử trùng; kinh phí tuyên truyền xây dựng vùng an toàn dịch bệnh; từng bước triển khai thực hiện yêu cầu ghi chép trong chăn nuôi kể cả ở trang trại và nông hộ. Đây cũng là vùng truyền thống chuyên sản xuất lợn sữa phục vụ xuất khẩu nhiều năm, sản lượng đạt trên 2 triệu con mỗi năm.
Tỷ lệ tiêm phòng các loại vắc-xin dịch tả lợn và lở mồm long móng lợn luôn đạt trên 90% tổng đàn.
Tại huyện Vũ Thư, 1 trong 2 vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh của tỉnh, dự án LIFSAP Thái Bình đã cấp hỗ trợ công tác phòng, chống dịch gói vật tư thiết yếu như: ủ lạnh, bình phun hóa chất (động cơ và ắc quy), bơm tiêm phòng, bộ đồ mổ gia súc...
Bà Lưu Thị Thu Hoài, Phụ trách Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện cho biết: Những năm qua, tình hình sản xuất chăn nuôi trên địa bàn huyện luôn ổn định và phát triển với tổng đàn lợn khoảng hơn 153.000 con, đàn trâu, bò hơn 8.300 con, đàn gia cầm gần 1,5 triệu con. Tuy nhiên, từ đầu năm 2019 đến nay, do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi nên đàn lợn còn khoảng 33.000 con. Toàn huyện có 67 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí theo Thông tư số 27/TT-BNNPTNT về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản (trong đó: 86 trang trại chăn nuôi lợn, 6 trang trại chăn nuôi gia cầm, 3 trang trại chăn nuôi trâu, bò và 13 trang trại chăn nuôi tổng hợp). Thực hiện 2 đề án xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu; xây dựng và phát triển chuỗi liên kết trong chăn nuôi lợn và gia cầm, huyện đã lựa chọn 3 xã gồm Vũ Đoài, Bách Thuận và Hồng Lý để thực hiện triển khai thí điểm các nội dung của đề án.
Công tác tuyên truyền luôn được chú trọng và thực hiện thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng từ huyện đến cơ sở về mục tiêu, nội dung, công tác chỉ đạo, trình tự thủ tục hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, quyền lợi của các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh, những cơ sở, địa phương có cách làm hay, vận dụng sáng tạo các giải pháp để thực hiện đề án. Tổ chức tập huấn hướng dẫn cách ghi chép biểu mẫu, báo cáo giám sát dịch bệnh và chăn nuôi hàng tháng cho các hộ chăn nuôi và trưởng ban chăn nuôi và thú y các xã, thị trấn.
Sau một thời gian thực hiện, các đề án bước đầu đạt hiệu quả trên các lĩnh vực tiêm phòng vắc-xin cho đàn vật nuôi, thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, công tác giám sát dịch bệnh trên đàn gia súc và kiểm soát giết mổ, quản lý các hoạt động giết mổ nhỏ lẻ. Cụ thể đối với 3 xã Vũ Đoài, Bách Thuận và Hồng Lý được chọn thực hiện thí điểm các đề án, kết quả tỷ lệ tiêm phòng bệnh dịch tả lợn và lở mồm long móng gia súc đạt trên 91,2% so với tổng đàn; nhiều hộ chăn nuôi, trang trại, gia trại đã được hướng dẫn thực hiện chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP, trong đó có trên 50 hộ chăn nuôi được đánh giá và cấp chứng nhận VietGAHP, trên 1.500 con lợn được đeo thẻ tai để truy xuất nguồn gốc.
Bà Bùi Thị Minh Thành, Phụ trách Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Kiến Xương Thực hiện xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, huyện đã phối hợp tổ chức 18 lớp tập huấn cho 825 lượt học viên là cán bộ thú y cơ sở, chủ các trang trại, các hộ giết mổ, hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện về quy trình kỹ thuật chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và hướng dẫn quy định đăng ký, chứng nhận cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong chăn nuôi, bảo đảm an toàn dịch bệnh. Ngoài 3 xã GAHP chính với 230 hộ, toàn huyện có 9 xã GAHP mở rộng với trên 169 hộ tham gia, có 2 trang trại đạt cơ sở an toàn dịch bệnh. Đến nay, toàn huyện đã có 3 cơ sở chăn nuôi lợn được chứng nhận là cơ sở an toàn dịch bệnh. Tại các cơ sở chăn nuôi được cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh, quy trình chăn nuôi bảo đảm được thực hiện đúng quy định, có sự kiểm tra, giám sát định kỳ của cơ quan chuyên môn và giám sát lâm sàng từ thú y cơ sở và chính quyền địa phương. Ông Phạm Bá Vang, chủ cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh xã Tân Bình (thành phố Thái Bình) Trang trại chăn nuôi tổng hợp của gia đình được xây dựng theo mô hình khép kín với diện tích trên 51.000m2; thường xuyên nuôi 500 con lợn nái, 5.000 lợn thịt. Trong quá trình chăn nuôi lợn, trang trại áp dụng kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học, thực hiện nghiêm ngặt các quy trình từ khâu vệ sinh chuồng trại, sát trùng tiêu độc, lựa chọn thức ăn, thời gian cách ly kháng sinh bảo đảm đủ tiêu chuẩn theo quy định, nhờ vậy đàn lợn của gia đình luôn khỏe mạnh, phát triển tốt, giảm thiểu dịch bệnh phát sinh. Trang trại được các cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận VietGAP và cơ sở an toàn dịch bệnh. |
(Còn nữa)
Phan Lợi - Thanh Huyền
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam
- UBND tỉnh họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện và công tác GPMB các dự án nhà ở thương mại và khu dân cư NTM kiểu mẫu
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật
- Công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng, định hướng phát triển đất nước
- Khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật